QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Việt Nam sắp có thêm 8 sân bay quốc tế và quốc nội

Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ xây dựng thêm 8 sân bay mới, trải dài từ Bắc vào Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển hệ thống logistic và thu hút đầu tư FDI cũng như DDI.

Việt Nam sắp có thêm 8 sân bay quốc tế và quốc nội mới

Trong giai đoạn 2021 – 2030, Việt Nam tiếp tục quá trình nâng cấp – phát triển hạ tầng giao thông quốc gia với kế hoạch xây dựng và cải tạo hàng loạt sân bay trên khắp cả nước. Các dự án này không chỉ mang lại lợi ích cho ngành du lịch, mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực vận tải hàng hóa và dịch vụ logistic, giúp tăng cường kết nối vùng miền và mở rộng khả năng giao thương quốc tế, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững.

Việt Nam sắp có thêm 8 sân bay quốc tế và quốc nội

Sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay quốc tế Long Thành là dự án quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển hạ tầng hàng không của Việt Nam. Được quy hoạch xây dựng tại Đồng Nai, sân bay này có công suất thiết kế lên tới 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa trong giai đoạn 1. Long Thành sẽ trở thành một trong những trung tâm hàng không lớn của khu vực, giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và nâng cao năng lực vận tải hàng hóa và hành khách của cả nước.

Sân bay quốc tế Long Thành 

Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay Quảng Trị

Sân bay Quảng Trị được khởi công vào tháng 7/2024, là cảng hàng không thứ 8 của khu vực miền Trung Việt Nam. Sân bay Quảng Trị có quy mô 276 ha, với tổng mức đầu tư khoảng 5.800 tỷ đồng, công suất dự kiến 5 triệu hành khách và 25.500 tấn hàng hóa/năm. Dự án được đầu tư xây dựng theo phương thức PPP (đối tác công – tư), với kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, tăng cường phát triển du lịch và vận tải hàng hóa khu vực Quảng Trị nói riêng và miền Trung Việt Nam nói chung.

Sân bay Quảng Trị 

Phối cảnh sân bay Quảng Trị

Sân bay Phan Thiết

Tại khu vực Nam Trung Bộ, sân bay Phan Thiết được quy hoạch trở thành sân bay cấp 4E, công suất 2 triệu hành khách/năm phục vụ nhu cầu phát triển du lịch và vận tải hàng không cho tỉnh Bình Thuận. Với vị trí chiến lược gần các điểm du lịch nổi tiếng như Mũi Né và khu vực phát triển năng lượng tái tạo, sân bay Phan Thiết hứa hẹn mang lại cú hích lớn cho kinh tế tỉnh Bình Thuận và vùng lân cận.

Sân bay Phan Thiết 

Sân bay Sapa

Sapa, một điểm du lịch nổi tiếng của vùng Tây Bắc Việt Nam, cũng đang xây dựng sân bay cấp 4C với tổng mức đầu tư 6.948 tỉ đồng. Với diện tích đất 371 ha, công suất thiết kế ban đầu khoảng 3 triệu hành khách/năm, sân bay Sapa sẽ góp phần nâng cao khả năng kết nối của tỉnh Lào Cai và các khu vực lân cận, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Phối cảnh sân bay Sapa

Phối cảnh sân bay Sapa

Sân bay Nà Sản

Sân bay Nà Sản, tỉnh Sơn La, là một trong những sân bay quan trọng trong kế hoạch phát triển giao thông của vùng Tây Bắc. Sân bay Nà Sản được cải tạo, nâng cấp mở rộng từ một sân bay quân sự tại Nà Sản, với quy mô sau mở rộng là sân bay quốc nội cấp 4C, công suất thiết kế 0,9 triệu hành khách/năm, giúp kết nối vùng sâu, vùng xa với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và du khách.

Quy hoạch dự kiến của sân bay Nà Sản

Quy hoạch dự kiến của sân bay Nà Sản

Sân bay Lai Châu

Sân bay Lai Châu được phê duyệt quy hoạch là cảng hàng không quốc nội cấp 3C, xây dựng trên diện tích đất 11.09 ha, công suất thiết kế 500.000 hành khách/năm. Sân bay Lai Châu được xây dựng tại thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, với tổng mức đầu tự dự kiến 8.000 tỉ đồng. Dự án hiện đang trong giai đoạn khảo sát thực địa, đánh giá hiệu quả kinh tế, kêu gọi nguồn vốn đầu tư.

 

Sân bay Biên Hòa và Sân bay Thành Sơn

Biên Hòa và Thành Sơn là hai sân bay quân sự dự kiến sẽ được chuyển đổi một phần công năng sang mục đích dân sự, giúp giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất và Cam Ranh. Sân bay Biên Hòa, với vị trí nằm ngay cạnh TP. Hồ Chí Minh, giúp nâng cấp đáng kể năng lực vận tải của khu vực Đông Nam Bộ. Trong khi đó, sân bay Thành Sơn ở Ninh Thuận sẽ giúp nâng cao khả năng kết nối khu vực Nam Trung Bộ và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Tác động đến hệ thống logistic và thương mại quốc tế

Việc Việt Nam quy hoạch và xây dựng thêm các sân bay không chỉ tạo điều kiện cho du lịch phát triển mà còn mang lại tác động mạnh mẽ đến hệ thống logistic và thương mại quốc tế. Hệ thống sân bay giúp giảm thiểu tình trạng quá tải tại các sân bay hiện có, tạo tiền đề phát triển du lịch, đồng thời tăng cường năng lực vận tải và kết nối thương mại trong nước và quốc tế.

Xuất nhập cảnh tự động tại sân bay Tân Sơn Nhất

Xuất nhập cảnh tự động tại sân bay Tân Sơn Nhất – ảnh minh họa

Việc đẩy mạnh hạ tầng sân bay còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư trong nước (DDI), phát triển hạ tầng giao thông, giảm thiểu thời gian và chi phí vận tải hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Xem thêm: Các yếu tố đánh giá và lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, nhà xưởng

Xem thêm: Danh sách các dự án FDI tỷ đô vào Việt Nam trong năm 2024

Chia sẻ