Bắc Ninh hội tụ mọi yếu tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài – Xây dựng nhà máy nhà xưởng tại Bắc Ninh đang là xu hướng

Là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam – chỉ 822,68  km2 nhưng Bắc Ninh nổi tiếng là “trung tâm FDI” của cả nước, được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn để xây dựng nhà xưởng.

Vị trí địa lý thuận lợi

Bắc Ninh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn của phía Bắc. Chỉ cách Hà Nội 40 phút lái xe, cách sân bay Nội Bài 30 phút di chuyển và cách cảng Hải Phòng chỉ khoảng 2 giờ. Vị trí địa lý thuận lợi giao lưu kinh tế và luân chuyển hàng hóa, vô cùng thích hợp với các dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất lớn tại Bắc Ninh. 

Bắc Ninh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Bắc Ninh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Địa hình bằng phẳng, địa chất ổn định

Nhiều nhà đầu tư chọn Bắc Ninh để xây dựng nhà máy vì địa hình và địa chất đất ở đây bằng phẳng, ổn định. Diện tích đồi núi ở Bắc Ninh chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với địa hình tương đối bằng phẳng, nhà đầu tư không tốn nhiều thời gian và chi phí để khảo sát, san lấp,… trước khi xây dựng nhà máy. 

Địa chất đất là yếu tố quan trọng không kém. So với các dự án nhà máy mà DELCO đã từng thi công tại các khu công nghiệp Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Dương,… Bắc Ninh là một trong những nơi có nền đất có cường độ chịu lực tốt. Độ sâu của móng cọc trung bình để đạt đến lớp đất tốt chỉ từ 16-22m, không tốn nhiều chi phí khoan ép cọc, thi công móng nhà máy hay cải tạo, gia cố nền. 

Xem thêm: 3 lý do nhà đầu tư FDI lựa chọn xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh

Mạng lưới giao thông

Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, Bắc Ninh còn có mạng lưới giao thông phát triển, đa dạng các loại hình giao thông bộ, sắt, thủy; thuận lợi trong vận chuyển liên vùng và xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu,… 

Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước

Giao thông đường bộ có Quốc lộ 1A, Đường cao tốc 18 và Quốc lộ 38, kết nối Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng như Hà Nội, Lạng Sơn, Hạ Long, Hải Phòng, Hải Dương,… giúp quá trình logistics, vận chuyển hàng hóa trong vùng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.

Giao thông Bắc Ninh
Giao thông Bắc Ninh còn thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu,… Hàng hóa được vận chuyển sang Trung Quốc thông qua trục đường sắt xuyên Việt nối Bắc Ninh với cửa khẩu Lạng Sơn. Từ trung tâm Bắc Ninh đến cảng biển Hải Phòng chỉ hơn 2 tiếng; nhờ vậy, vận tải đường biển hàng hóa từ Bắc Ninh sang Mỹ và châu Âu vô cùng thuận tiện. Chưa kể, Bắc Ninh nằm rất gần sân bay Nội Bài – một trong hai địa điểm vận chuyển hàng hóa hàng không lớn và nhiều nhất cả nước.

Cảng Hải Phòng

Ngoài ra, mạng lưới sông ngòi nối với hệ thống cảng sông và cảng biển phía Bắc, tạo cho Bắc Ninh một địa thế mở, sẵn sàng giao lưu đường thủy – giúp nhà đầu tư vận chuyển hàng hóa số lượng lớn với chi phí thấp hơn so với đường hàng không.

Chính sách thu hút vốn FDI

Bắc Ninh dẫn đầu về sản xuất công nghiệp và là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI trong 2 tháng đầu năm 2022. Bắc Ninh đã thực hiện nhiều chính sách để thu hút đầu tư theo hướng “2 ít, 3 cao, 5 sẵn sàng”. 

2 ít là: ít sử dụng lao động, ít sử dụng đất. Do đặc điểm địa lý có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất, Bắc Ninh ưu tiên các dự án công nghệ cao, tiết kiệm lao động và đất. 

3 cao là: suất vốn đầu tư cao, hiệu quả kinh tế cao và công nghệ cao. Bắc Ninh tập trung vào chất lượng dự án thay vì số lượng. Tỉnh khuyến khích các dự án có vốn đầu tư cao, mang lại hiệu quả kinh tế và nhiều chất xám công nghệ. Mục đích của chủ trương này là để hạn chế ô nhiễm môi trường và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. 

5 sẵn sàng là: sẵn sàng mặt bằng, nhân lực, cải cách, hỗ trợ và chống dịch. Bắc Ninh đẩy mạnh giải phóng mặt bằng khu, cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho nhà đầu tư; không ngừng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; cải cách các thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi đầu tư và khắc phục hậu quả COVID-19. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, việc sẵn sàng đồng hành cùng các nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn giúp Bắc Ninh tạo được thiện cảm để thu hút FDI. 

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Ngày 30/11/2017, Bắc Ninh ban hành Quyết định số 680/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của chính sách này là phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo. Tuy không có lợi thế về dân số so với Hải Phòng, Hải Dương,… nhưng Bắc Ninh có nguồn nhân lực chất lượng, có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các nhà đầu tư.

Chính sách phát triển hạ tầng khu công nghiệp

Bắc Ninh thường xuyên đề xuất đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp. Cụ thể, ngày 12/3/2021, Bắc Ninh được phê duyệt Quyết định số 347/QĐ-TTG về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Bình II với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng; ngày 26/3/2021, Bắc Ninh tiếp tục được phê duyệt Quyết định số 451/QĐ-TTg cho Dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Quế Võ 3 – phân khu 2 với tổng nguồn vốn gần 2.780 tỷ đồng. Dự án khu công nghiệp Quế Võ 3 phục vụ sản xuất kinh doanh các ngành: Công nghiệp lắp ráp, cơ điện, cơ khí chính xác; Vật liệu nội thất xây dựng cao cấp; Gia công chế biến sản phẩm sau thu hoạch. 

Khu công nghiệp Quế Võ 3 phục vụ sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp lắp ráp, cơ điện, cơ khí chính xác,...

Khu công nghiệp Quế Võ 3 phục vụ sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp lắp ráp, cơ điện, cơ khí chính xác,…

Chính sách ưu đãi đầu tư

Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi, các doanh nghiệp đầu tư thuê đất, xưởng ở các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như sau:

  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu tiên
  • Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 50% trong 4 năm tiếp theo

Xem thêm: Bắc Ninh dẫn đầu thu hút FDI 2 tháng đầu năm 2022

Danh sách các khu công nghiệp của Bắc Ninh

Hiện nay toàn tỉnh Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp tập trung. Các tập đoàn lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp điện tử, công nghiệp nặng,… đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh, ví dụ như SamSung (Hàn Quốc), Canon (Nhật Bản), Foxconn (Đài Loan), ABB (Thụy Sĩ), Amkor Technology (Hàn Quốc), Curious Seiki (Nhật Bản),…

Bản đồ phân bố Khu công nghiệp Bắc Ninh

Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước

1. Khu công nghiệp Tiên Sơn

Vị trí: Nằm ngay nút giao giữa quốc lộ 1 và tỉnh lộ 295B, thuộc địa phận 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn, Bắc Ninh

Quy mô: 449 ha, được chia thành 2 giai đoạn triển khai

2. Khu công nghiệp Yên Phong 1

Vị trí: Xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Quy mô: 658 ha

3. Khu công nghiệp Yên Phong 2

Vị trí: Đường quốc lộ 18, thuộc địa phận các xã Hòa Tiến, Tam Giang, Đông Tiến và thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh

Quy mô: 1200 ha

4. Khu công nghiệp Quế Võ 1

Vị trí: Xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Quy mô: 640 ha

5. Khu công nghiệp Quế Võ 2

Vị trí: Đường quốc lộ 18, xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Quy mô: 270 ha

6. Khu công nghiệp Quế Võ 3

Vị trí: Đường quốc lộ 18, xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Quy mô: 530 ha

7. Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn

Vị trí: Nút giao lập thể giữa đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và đường tỉnh lộ 295, huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Quy mô: 400 ha

8. Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh

Vị trí: Phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh và xã Yên Giả, huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Quy mô: 1000 ha

9. Khu công nghiệp HANAKA

Vị trí: Nằm sát quốc lộ 1A, phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh

Quy mô: 74 ha

10. Khu công nghiệp Gia Bình

Vị trí: Xã Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh

Quy mô: 250 ha

11. Khu công nghiệp Thuận Thành 1

Vị trí: Thuộc địa phận các xã Nghĩa Đạo, Trạm Lộ và Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

Quy mô: 250 ha

12. Khu công nghiệp Thuận Thành 2

Vị trí: Đường quốc lộ 38, nằm sát thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

Quy mô: 250 ha

13. Khu công nghiệp Thuận Thành 3

Vị trí: Thuộc địa phận các xã Thanh Khương, Đại Đồng Thành, Song Hồ, Gia Đông, Đình Tổ, Hoài Thượng của huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

Quy mô: 300 ha

14. Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore Bắc Ninh

Vị trí: Đại lộ Hữu Nghị, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Quy mô: 500 ha

15. Khu công nghiệp Gia Bình 2

Vị trí: thuộc địa bàn các xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo và Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Quy mô: 261,8 ha

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới chọn xây dựng nhà máy ở Bắc Ninh 

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới chọn xây dựng nhà máy ở Bắc Ninh 

DELCO đã tư vấn, thiết kế và xây dựng nhiều nhà máy ở Bắc Ninh như: Nhà máy thông minh Power Plus Technology (KCN Quế Võ 3). Nhà máy Curious Seiki 1&2 (KCN Tiên Sơn), Nhà máy Akebono Kasei (KCN Tiên Sơn)…

Vì vậy, DELCO nắm rõ các thông tin từ thủ tục đầu tư, ưu đãi đầu tư, các quy định của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh… Đến các điều kiện địa chất, môi trường, hạ tầng… 

Chính nhờ các hiểu biết và kinh nghiệm đó, DELCO có thể hỗ trợ, tư vấn cho nhà đầu tư hiệu quả trong mọi giai đoạn xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh, từ tìm hiểu, khảo sát, thiết kế – xây dựng nhà máy đến thi công – lắp đặt hệ thống cơ điện (MEP).

 

Nguồn thông tin: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Bắc Ninh, Vietnamplus, Báo điện tử VOV, Báo Bắc Ninh,… 

Chia sẻ