Giải mã lý do khiến nhà đầu tư FDI đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên

Xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên đang thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Sunny, Dongwha,… nhờ các chính sách đầu tư linh hoạt, môi trường kinh doanh thân thiện, định hướng trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại, thông minh, tầm nhìn đến năm 2030.

Lợi thế cho nhà đầu tư khi xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên

Vị trí chiến lược

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Bản đồ quy hoạch giao thông giai đoạn sau năm 2020 đến nay

  • Vị trí rất thuận lợi: là trung tâm của vùng Việt Bắc, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; Trung tâm thành phố Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Hà Nội 75km, cách cửa khẩu biên giới Trung Quốc và cảng Hải Phòng 200 km. 
  • Thái Nguyên là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng chủng loại với trữ lượng lớn: có trữ lượng than đứng thứ hai trong cả nước, sở hữu các mỏ kim loại màu như thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủy ngân, có nhiều mỏ có thể khai thác các vật liệu xây dựng,…thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong ngành chế tạo máy – gia công kim loại và cơ khí lắp ráp, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành sản xuất kim loại, ngành khai thác và chế biến khoáng sản… đến xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên.

Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ

Thái Nguyên xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trong đó tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

  • Hệ thống đường bộ: Hệ thống đường bộ với Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ mới Bắc Kạn; Quốc lộ 37 kết nối Bắc Giang – Thái Nguyên – Tuyên Quang cùng nhiều tuyến quốc lộ kết nối Thái Nguyên với các tỉnh thành lân cận.
  • Hệ thống đường sắt: kết nối Thái Nguyên – Hà Nội – Hải Phòng – Lào Cai – Lạng Sơn và đường sắt Bắc Nam; đường sông có cảng Đa Phúc kết nối với các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng và cảng Hải phòng.

Định hướng phát triển: Kinh tế và tầm nhìn Thái Nguyên trong năm 2021-2030

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030, tỉnh Thái Nguyên định hướng trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội:

  • Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên định hướng trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí, chế biến, chế tạo trình độ cao trong chuỗi giá trị gia tăng; trung tâm giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
  • Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt khoảng 8% đến 8,5%/năm; quy mô kinh tế đạt khoảng 13,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 45 tỷ USD.
  • Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số
  • Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu trong ngành công nghiệp, ưu tiên thu hút đầu tư những dự án xây dựng nhà máy công nghiệp tại Thái Nguyên hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung như: Khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2, Khu công nghiệp Tây Phổ Yên, Khu công nghiệp Phú Bình… 

Tiềm năng phát triển kinh tế Thái Nguyên khá tốt, thể hiện qua tổng vốn FDI được đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong các KCN.

Nguồn lao động

Hiểu rõ nguồn lao động luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư, Thái Nguyên cũng có những chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với xu hướng phát triển của tỉnh. Đặc biệt là các lao động phục vụ cho ngành công nghiệp, thương nghiệp và lực lượng tham gia vào chuyển đổi số.

Theo công bố vào tháng 9/202 của VCCI Thái Nguyên, tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá giáo dục phổ thông tại tỉnh có chất lượng tốt đến 72%, cao hơn trung bình của cả nước; tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng tốt tăng 15% so với năm 2020 thuộc nhóm co trong cả nước; có đến 94% lao động tại tỉnh đáp ứng được như cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Mục tiêu đến năm 2025 sẽ nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 75% trong đó 32% có bằng chấp chứng chỉ chính quy; phấn đấu 40-45% học sinh tốt nghiệp trung học vào hệ thống GDNN; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%; ít nhất 50% chương trình đào tạo các ngành nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, 30% cơ sở GDNN và 80% trường đào tạo ngành nghề được xây dựng đạt chuẩn khung trình độ quốc gia; phấn đấu 1 trường cao đẳng của tỉnh đạt chất lượng cao để mở rộng năng lực hợp tác với các tổ chức GDNN quốc tế.

Đầu tư FDI tại Thái Nguyên

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, tính đến 4 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 181 dự án FDI còn hiệu lực với tổng mức đầu tư đăng ký đạt gần 10,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI lớn đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên như Tập đoàn Sunny Optical Technology, Samsung, Dongwha,.. chính là minh chứng cho sức hút của môi trường đầu tư, các chính sách đầu tư hấp dẫn tại tỉnh:

Chính sách nguồn nhân lực

Thái Nguyên có những chính sách nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, tầm nhìn đến năm 2030:

  • Thái Nguyên là trung tâm đào tạo đứng thứ 3 trong cả nước, với nhiều trường đại học, trung cấp, trung tâm dạy nghề đào tạo nhiều ngành nghề đáp ứng được yêu cầu lao động kỹ thuật. Trình độ học vấn của nhân lực Thái Nguyên cũng cao hơn mức bình quân của vùng Trung du, Miền núi Bắc Bộ và của cả nước với tỷ trọng tốt nghiệp trung học cơ sở và THPT khá cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về nguồn lao động cho các nhà đầu tư khi xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên
  • Tháng 7/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sử dụng nguồn ngân sách Trung ương năm 2023.

 Dây chuyền sản xuất trong Nhà máy Samsung Electro-Mechanics tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên

Chính sách phát triển hạ tầng các KCN

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong phát triển hạ tầng các KCN, phục vụ nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau:

  • Tăng diện tích các KCN trong quy hoạch lên 4.245 ha, gấp gần 3 lần diện tích các KCN đã thành lập hiện nay. Các KCN đã có trong quy hoạch gồm: KCN Sông công II giai đoạn 2; KCN – Đô thị – Dịch vụ Phú Bình; Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình
  • Quy hoạch mới 4 KCN có tổng diện tích là 1.599 ha nằm trên địa bàn huyện Phú Bình (03 khu với diện tích 731 ha) và TP. Phổ Yên (01 khu với diện tích 868 ha)
  • Phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; Đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên, phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.
  • Một số dự án có quy mô lớn đã được khởi công xây dựng gồm: Dự án đường liên kết vùng kết nối các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang thông qua 5 tuyến đường cao tốc với mức đầu tư trên 3.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2025. 

Chính sách ưu đãi/hỗ trợ doanh nghiệp

Tỉnh có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khi đến đầu tư, xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên:

  • Cổng dịch vụ công của tỉnh cung cấp trực tuyến 100% thủ tục hành chính công từ mức độ 2 đến mức độ 4 với tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn đạt hơn 98%.
  • Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu,vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất
  • Ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng (Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư; Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư; Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ,..)

Danh sách các khu công nghiệp 

Hiện nay, tỉnh đã đầu tư hệ thống cấp điện, cấp nước, thủy lợi an toàn, hiện đại, đồng bộ trong các KCN trên địa bàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho doanh nghiệp FDI khi đến xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên:

1-Khu công nghiệp Sông Công I

– Diện tích : 320 ha

– Địa chỉ: P.Tân Quang, TP. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

2-Khu công nghiệp Sông Công II 

– Diện tích: 250 ha

– Địa điểm : phía Bắc xã Tân Quang, TP. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

3-Khu công nghiệp Nam Phổ Yên 

– Diện tích : 200 ha

– Địa điểm : Nằm ở phía nam huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

4-Khu công nghiệp Yên Bình 

– Diện tích: 400ha

– Địa điểm: Xã Đồng Tiến, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Nhà máy DAINESE Việt Nam trong KCN Yên Bình tại Thái Nguyên, do DELCO làm tổng thầu thiết kế – thi công cơ điện và cung cấp giải pháp thông minh cho nhà máy

5-Khu công nghiệp Điềm Thụy

– Diện tích : 350 ha

– Địa điểm: Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

6-Khu công nghiệp Quyết Thắng

– Diện tích : 200 ha

– Địa điểm : Xã Quyết Thắng, tỉnh Thái Nguyên

7- Khu công nghiệp Phú Bình

– Diện tích: 675 ha

– Địa điểm: xã Tân Hòa, xã Lương Phú và thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Ngoài 7 KCN trên, Tỉnh Thái Nguyên còn được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch mới 4 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 1.860 ha nằm trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050:

1-Khu Công nghiệp Yên Bình 2 

– Quy mô dự kiến: 301 ha

– Địa điểm:  phường Hồng Tiến, Tiên Phong và Đồng Tiến, tỉnh Thái Nguyên

2-Khu công nghiệp Yên Bình 3

– Quy mô dự kiến: 300 ha

– Địa điểm: Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3-Khu công nghiệp Thượng Đình 

– Quy mô dự kiến: 130 ha

– Địa điểm:  Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

4-Khu công nghiệp Tây Phổ Yên

– Quy mô dự kiến: 1.128 ha.

– Địa điểm: Thuộc xã Minh Đức, Đắc Sơn, Vạn Phái huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Phương án phát triển KCN từ 2021-2030

Theo đó tỉnh sẽ phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại. Ưu tiên các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng. Kết nối phát triển công nghiệp với đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chất lượng: logistics, tài chính, ngân hàng, bất động sản, công nghệ thông tin, truyền thông.

DELCO là tổng thầu xây dựng nhà máy tại Thái Nguyên và nhiều dự án lớn khắp các tỉnh thành phía Bắc, vì vậy DELCO tự tin có thể tư vấn – thiết kế, cung cấp các giải pháp thông minh cho nhà máy, giúp tối ưu chi phí và đảm bảo hiệu quả sản xuất cho nhà đầu tư..

Nguồn: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Trang thông tin xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Báo đầu tư, Báo Xây dựng, Báo Kiểm toán 

Chia sẻ