Tình hình thu hút FDI 7 tháng đầu năm 2022 với nhiều khởi sắc

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 7 tháng đầu năm 2022 đạt trên 15,41 tỷ USD, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều vốn FDI nhất.

Thu hút vốn FDI tập trung vào ngành sản xuất công nghiệp

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI vào Việt Nam 7 tháng đầu năm 2022 đạt trên 15,41 tỷ USD. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,21 tỷ USD, chiếm gần 20,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ; thông tin truyền thông với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 526,2 triệu USD và 465 triệu USD.

Những số liệu cho thấy công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư FDI. Vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực này chiếm đa số và bỏ xa các lĩnh vực hấp dẫn vốn ngoại thứ 2 và thứ 3 là bất động sản và khoa học công nghệ, thông tin truyền thông. Không chỉ thu hút lượng vốn đầu tư khủng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo còn thu hút những tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới như Samsung, LG, Canon, Honda, Toyota… liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam sau một thời gian đầu tư và hoạt động hiệu quả.

Trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 69 tỉ USD, đầu tư thêm 3,3 tỉ USD và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Trong năm 2022, Samsung đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 69 tỉ USD, đầu tư thêm 3,3 tỉ USD và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Xem thêm:Đan Mạch là nhà đầu tư FDI rót nhiều tiền vào Việt Nam nhất trong 5 tháng đầu năm 2022

Cơ cấu đầu tư theo quốc gia/vùng lãnh thổ

Tính đến 20/7, đã có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỷ USD, chiếm 27,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, kinh doanh bất động sản và sản xuất điện. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên gần 3,26 tỷ USD, chiếm gần 21% tổng vốn đầu tư, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Cơ cấu FDI tháng 7 năm 2022

Các quốc gia khu vực Đông Nam Á cũng đã đầu tư vào Việt Nam với dòng vốn FDI đạt khoảng 4,7 tỷ USD. Thái Lan có 18 dự án cấp mới và tổng vốn đầu tư đạt 212,11 triệu USD, chủ yếu là các dự án dưới 10 triệu USD tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Malaysia với 144,98 triệu USD đầu tư vào Việt Nam, các dự án tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo …

Vốn FDI tập trung chủ yếu vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ

Trong 7 tháng đầu năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 51 tỉnh, thành trên cả nước. Vốn đăng ký FDI vào vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm hơn 70% trong tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam. Trong đó, Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,6 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 94,9% so với cùng kỳ năm 2021. Sau Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,43 tỷ USD, chiếm 15,6% tổng vốn. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,68 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn.

Tình hình thu hút FDI 7 tháng đầu năm 2022 với nhiều khởi sắc

Xem thêm: Các khu công nghiệp tại Bình Dương thu hút 1,9 tỉ USD vốn FDI, ‘khát’ lao động

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung số lượng các khu công nghiệp lớn nhiều nhất trong cả nước. Theo đó, nguồn vốn FDI mà các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu vực này chiếm gần một nửa tổng giá trị thu hút FDI của cả nước. Ngoài ra, sức hút FDI của khu vực này còn đến từ môi trường đầu tư thuận lợi. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã chủ động áp dụng nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút vốn FDI, tạo điều kiện cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án…

Tình hình thu hút FDI 7 tháng đầu năm với nhiều khả quan đã cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng như vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới đã thay đổi tích cực. Đây là dấu hiệu tốt trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Nguồn thông tin: Tạp chí tài chính

Chia sẻ