Kinh tế Việt Nam 10 năm qua: những bước phát triển ấn tượng

Kinh tế Việt Nam 10 năm qua đã có những bước phát triển ấn tượng, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,3 lần, từ 1.160 USD năm 2010 lên khoảng 2.700 USD năm 2019. Năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, dù vậy kinh tế Việt Nam vẫn được IMF và World Bank dự đoán có mức tăng trưởng thuộc top cao nhất thế giới.

Nền kinh tế tăng trưởng vững vàng, khả năng chống chịu cao

Vietnam GDP growth rate 2010 - 2020,Kinh tế Việt Nam 10 năm qua

Giai đoạn 2011 – 2015, kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân đạt 5,9%/năm; giai đoạn 2016  - 2019 đạt 6,8%/năm. Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 18,6% năm 2011 xuống còn dưới 4% trong giai đoạn 2016 – 2020.

Nhờ có các cân đối lớn về ngân sách nhà nước (về tích luỹ – tiêu dùng, tiết kiệm – đầu tư, năng lượng, lương thực…) nền tảng kinh tế vĩ mô được bảo đảm, ổn định vững chắc: Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đạt gần 15 triệu tỷ đồng (tương đương 682 tỷ USD), tăng bình quân 10,6%/năm.

Vietnam GDP growth rate forecast after COVID 19,Kinh tế Việt Nam 10 năm qua

Kinh tế Việt Nam đến năm 2020, vẫn tiếp tục cho thấy một nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao. Dịch bệnh Covid ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, nhưng theo Tổng cục Thống kê công bố số liệu, năm 2020, GDP Việt Nam tăng 2,91%, là một trong số ít quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa

Năm 2010, tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP là 18,9%, đến năm 2020, tỷ lệ này giảm xuống còn 14,8%. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ là một trong những thành tựu nổi bật của nền kinh tế Việt Nam 10 năm qua. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vietnam's economic growth over the years and the economic restructuring,

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm và sự dịch chuyển cơ cấu ngành

Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định vai trò của đầu tư FDI như chất xúc tác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Những năm qua, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư “sạch”, chú trọng thu hút những doanh nghiệp FDI có công nghệ, kỹ thuật tốt, ưu tiên những dự án có giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ cao, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường…

Dự án Nhà máy thông minh Power Plus Technology do DELCO thi công
Dự án Nhà máy thông minh Power Plus Technology – một trong những dự án FDI Đài Loan sản xuất sản phẩm điện tử mà DELCO làm Tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng.

Vấn đề an sinh xã hội

Quan tâm những vấn đề an sinh xã hội, nỗ lực phát triển con người cả về kinh tế, giáo dục và sức khỏe đã góp phần làm vững mạnh hơn nền tảng kinh tế Việt Nam 10 năm qua.

Từ năm 2010 đến năm 2020, chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69. Theo đó, cứ 98/100 trẻ em sinh ra ở Việt Nam sống được đến 5 tuổi. Điều này cho thấy, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập, mặc dù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn.

Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 65,2 tuổi năm 1989 lên 73,6 tuổi năm 2019.

Tuổi thọ Trung bình của người Việt Nam qua các năm

Trình độ lực lượng lao động tại Việt Nam những năm qua được nâng cao đáng kể. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên khoảng 64,5% năm 2020, tạo một nguồn nhân lực làm việc năng suất cao hơn ở quy mô lớn hơn.

Với nền tảng kinh tế vững vàng, ổn định, xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa với nhiều chính sách thu hút FDI công nghệ, cùng sự phát triển của nguồn nhân lực tay nghề cao, Việt Nam đã xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn trong vòng 10 năm qua.

Nguồn: Báo Lao động

Chia sẻ

Thẻ:, ,