Quy định về nhà thầu trong xây dựng

Luật Xây dựng Việt Nam và các Nghị định liên quan đến xây dựng, thông tư hướng dẫn, kèm theo là những văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ nhất về nhà thầu xây dựng. Theo đó các quy định sẽ bao gồm những điều khoản về thành lập, về cách thức hoạt động, điều kiện áp dụng để ký hợp đồng,…

Quy định về nhà thầu trong xây dựng

Nhà thầu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam:

  • Quy định về pháp lý doanh nghiệp

Nhà thầu cần được thành lập một cách hợp pháp với ban lãnh đạo có chứng chỉ hành nghề, giấy tờ đăng ký thành lập doanh nghiệp và giấy đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực phù hợp, có đủ số nhân sự tối thiểu cần thiết, vốn điều lệ đáp ứng đủ điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.

  • Quy định về năng lực xây dựng

Đơn vị xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng mới được tham gia đấu thầu và thi công. Chứng chỉ là một phần thể hiện năng lực xây dựng các hạng mục công trình gồm các năng lực về trình độ tư vấn, thiết kế, lắp đặt, thi công,… Chứng chỉ năng lực xây dựng có hiệu lực tối đa trong vòng 10 năm theo pháp luật Việt Nam (Theo nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định 100/2018/NĐ-CP về điều kiện đầu tư kinh doanh trong quản lý nhà nước).

  • Quy định về trách nhiệm của nhà thầu

Tổng thầu phải chịu trách nhiệm cho các phần việc của mình bao gồm thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng, trách nhiệm tuân thủ pháp luật, trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng và trách nhiệm bảo hành.

Những quy định trên nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của tổng thầu khi ký kết hợp đồng hợp tác với chủ đầu tư. Tổng thầu tuân thủ nghiêm túc các quy định là một đối tác uy tín và có trách nhiệm, đáng tin cậy. Khi lựa chọn đơn vị xây dựng, chủ đầu tư cần cân nhắc để chọn được đối tác phù hợp nhất.

Luật lao động Việt Nam và Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Các yếu tố giúp nhà đầu tư lựa chọn tổng thầu uy tín

Chia sẻ

Thẻ: