Triển vọng thu hút FDI từ châu Âu đầu tư vào Việt Nam 2024

Lũy kế đến 20/7/2023, Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài từ EU đạt gần 29 tỷ vốn USD đăng ký với 2.515 dự án còn hiệu lực. Theo khảo sát của EuroCham, có 31% doanh nghiệp châu Âu có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động, 34% doanh nghiệp có ý định tăng đầu tư vào Việt Nam trong năm 2024. 

Tình hình đầu tư FDI châu Âu vào Việt Nam hiện nay

Theo thống kê, tỷ trọng vốn FDI đăng ký của EU vào Việt Nam tăng từ 5% tổng vốn đăng ký bình quân giai đoạn 2016 – 2020 lên 8,9% vào năm 2022 và 9,2% trong 6 tháng đầu năm 2023. Lũy kế đến 20/7/2023, Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài từ EU đạt gần 29 tỷ vốn USD đăng ký với 2.515 dự án còn hiệu lực. Việc này đã đưa EU lên đứng thứ 6 trong các đối tác đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong năm 2023.

Năm 2023, Hà Lan dẫn đầu với 427 dự án, tổng vốn đầu tư 14,1 tỷ USD, chiếm 49% tổng vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam. Tiếp sau là Pháp ở vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư là 3,8 tỷ USD chiếm 13%; Đức có 456 dự án với tổng vốn 2,5 tỷ USD, chiếm 9% và Đan Mạch có 163 dự án đăng ký 1,97 tỷ USD, chiếm 7%. 

Các nước Châu Âu đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong năm 2023

Các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn có kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng biển, sân bay như Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Có 5 nhóm ngành được EU đầu tư nhiều nhất phải kể đến là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; bán buôn và bán lẻ; khoa học – công nghệ; thông tin truyền thông và giáo dục đào tạo. 

Nhà máy Lego đầu tư tại Bình Dương, Việt Nam

Một số nhà máy Châu Âu lớn tại Việt Nam bao gồm Lego (Đan Mạch), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp – Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemens và Alcatel Comvik (Thụy Điển)… 

Vì sao doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều?

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Theo ngân hàng Thế giới, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6% trong năm 2024 và là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Việc này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp châu Âu khi đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài lợi thế sở hữu nguồn lao động dồi dào, có vị trí là cửa ngõ giao thương của Đông Nam Á, Việt Nam còn thu hút các nhà đầu tư châu Âu nhờ những ưu đãi trong hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 30/06/2019. Hiệp định thương mại tự do EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư từ châu Âu vào Việt Nam.

Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do EVFTA với các nước Liên minh châu Âu

Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do EVFTA với các nước Liên minh châu Âu

EVFTA mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp hai bên như Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Lộ trình sau 10 năm hiệp định có hiệu lực EU sẽ xóa bỏ khoảng 99,2% số dòng thuế nhập khẩu và Việt Nam sẽ xóa bỏ 99,8% số dòng thuế nhập khẩu từ EU. Như vậy các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ châu Âu, được miễn thuế xuất khẩu lên tới 100% khi xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước EU. 

Bên cạnh các ưu đãi nhờ EVFTA, các doanh nghiệp FDI châu Âu đầu tư vào Việt Nam còn được hưởng các ưu đãi do Chính phủ ban hành như được miễn thuế bổ sung trong 2 hoặc 4 năm, giảm 50% thuế thu nhập từ 4 – 9 năm theo nghị định số 218/2013/NĐ-CP, được miễn giảm thuế xuất/nhập khẩu sang các nước ASEAN theo hiệp định ATIGA, miễn giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 135/2016/NĐ-CP.

Đối với các doanh nghiệp Anh và Ireland, Việt Nam cũng ký kết hiệp định UKVFTA giúp các doanh nghiệp được giảm thuế quan đối với 99% hàng hóa trong giao dịch mua bán giữa Việt Nam và Anh. Đặc biệt, một số mặt hàng may mặc và da giày được hưởng thuế xuất nhập khẩu là 0% theo quy định của UKVFTA, đem lại lợi thế thương mại lớn cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Các ưu đãi thuế nhà đầu tư Châu Âu được hưởng

 

Kỳ vọng của các nhà đầu tư với Việt Nam

Theo khảo sát của EuroCham, 59% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng khó khăn về thủ tục hành chính là thách thức lớn khi hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, những trở ngại như sự không chắc chắn trong các quy tắc, khó khăn trong việc xin giấy phép, các yêu cầu nghiêm ngặt về thị thực đối với người lao động nước ngoài cũng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Kỳ vọng của các nhà đầu tư Châu Âu Với Việt Nam

Để hoạt động đầu tư vào Việt Nam thuận lợi hơn, 58% doanh nghiệp được khảo sát đã cho rằng việc tinh giản thủ tục hành chính là yếu tố quan trọng nhất, 48% ủng hộ việc tăng cường môi trường pháp lý; 1/3 kỳ vọng Việt Nam sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông và 22% đưa ra mong muốn về việc nới lỏng các yêu cầu về thị thực và giấy phép lao động cho các chuyên gia nước ngoài. 

Ngoài ra, các nhà đầu tư châu Âu cũng kỳ vọng Việt Nam sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, xây dựng các khu công nghiệp sinh thái và mong muốn các nhà cung cấp tại Việt Nam sẽ tuân thủ quy định của EU về phát triển bền vững để hoạt động đầu tư tại Việt Nam trở nên thuận lợi và phát triển hơn.

Xem thêm : DELCO hợp tác cùng Chủ đầu tư DAINESE thiết kế – thi công hệ thống cơ điện và nhà máy thông minh

Các giải pháp và cam kết từ phía Việt Nam

Để thúc đẩy thu hút đầu tư từ châu Âu, Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp để giảm bớt thủ tục hành hành chính như bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp theo nghị định số 35/2022/NĐ-CP. Việt Nam đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững với cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng chính như ô tô phân khối lớn sau 9 năm, hóa chất tối đa sau 7 năm; đồ uống có cồn tối đa sau 10 năm, máy móc thiết bị tối đa 7 năm… kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Với cam kết này, các doanh nghiệp châu Âu sẽ giảm bớt được gánh nặng về thuế cũng như nhận được nhiều ưu đãi hơn khi đầu tư vào Việt Nam

Dự đoán triển vọng đầu tư trực tiếp từ châu Âu vào Việt Nam trong tương lai

Trong khảo sát của EuroCham, 62% doanh nghiệp châu Âu tin tưởng và lựa chọn Việt Nam là top 10 điểm đến đầu tư tốt nhất toàn cầu, trong đó 17% doanh nghiệp châu Âu xếp Việt Nam ở vị trí cao nhất. Vốn FDI từ châu Âu đầu tư vào Việt Nam ngày một tăng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh doanh thực phẩm; nông sản, thủy sản; thực phẩm dinh dưỡng; dược phẩm; chế tạo máy móc thiết bị và công nghệ cao… Theo EuroCham có 31% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động và 34% doanh nghiệp có ý định tăng đầu tư vào Việt Nam trong năm 2024. 

Việt Nam đẩy mạnh phát triển và mở rộng các khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái, điển hình như khu công nghiệp Đình Vũ tại Hải Phòng, khu công nghiệp Hòa Khánh tại Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Amata tại Cần Thơ, khu công nghiệp Hiệp Phước tại Đồng Nai và khu công nghiệp Trà Nóc tại Đà Nẵng. 5 dự án khu công  nghiệp sinh thái này sẽ là tiền đề giúp Việt Nam tiếp tục mở rộng mô hình khu công nghiệp xanh và thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề kinh tế xanh.

Dự đoán triển vọng đầu tư trực tiếp từ châu Âu vào Việt Nam trong tương lai

Ngoài ra, Việt Nam cũng chú trọng đưa ra các giải pháp để nâng cấp hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp châu Âu như đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ, cao tốc, xây dựng các cảng hàng không… tạo thuận lợi cho giao thương trong và ngoài nước. Hạ tầng tại các khu công nghiệp cũng được chú trọng, đảm bảo cung cấp hệ thống nhà xưởng chất lượng cao, hệ thống điện, nước, internet… đáp ứng đầy đủ cho các doanh nghiệp hoạt động.

Là tổng thầu thiết kế – thi công của nhiều dự án FDI nói chung và dự án châu Âu đầu tư vào Việt Nam nói riêng, DELCO có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp nhà máy thông minh, tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu, giúp nhiều nhà đầu tư tối ưu thời gian, chi phí… và đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.

“Ngay cả khi phía Dainese chưa thực sự hiểu, chưa thể đưa ra một yêu cầu rõ ràng về các thiết bị mà chúng tôi cần cho nhà máy, DELCO vẫn có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp Dainese hiểu được nhu cầu thực sự của chúng tôi là gì. DELCO tư duy như một khách hàng, chứ không phải là nhà cung cấp. Làm việc với DELCO team khá dễ dàng. Mỗi thành viên trong DELCO đều luôn túc trực và sẵn sàng thảo luận về mọi vấn đề chúng tôi đang gặp phải. Sự linh hoạt trong cách tiếp cận của DELCO khiến tôi thực sự cảm kích. Thỉnh thoảng chúng tôi phải thay đổi mục tiêu, do đó không tránh khỏi những thay đổi trong kế hoạch xây dựng nhà máy. Nhưng DELCO luôn sẵn sàng điều chỉnh và hỗ trợ chúng tôi hết mình” 

Ông Fabio Bianchin – CEO DAINESE VIETNAM


Dự án nhà máy DAINESE Việt Nam (Italia)  xây dựng tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên 

Dự án nhà máy DAINESE Việt Nam (Italia) tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên - Giai đoạn 2

Dự án nhà máy DAINESE Việt Nam (Italia) tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên – Giai đoạn 2 do Delco làm tổng thầu Thiết kế – thi công M&E; Tổng thầu thiết kế – thi công nội thất

Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp Việt Nam – 2023

Xem thêm: Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam: các chính sách thu hút FDI và dự báo tăng trưởng trong tương lai

Chia sẻ