Tổng thầu là gì? Phân biệt tổng thầu Design – Build và tổng thầu EPC

Tổng thầu là gì mà trong vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng, tổng thầu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Những năm gần đây, hình thức tổng thầu Design – Build và tổng thầu EPC ngày một phổ biến, là những mô hình hoạt động mang tính cạnh tranh của các công ty xây dựng Việt Nam.

Tổng thầu là gì?

Theo Điều 3 Luật Xây dựng 2014, tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu một, một số loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng. Tổng thầu xây dựng thường là đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm từ thiết kế đến thi công cho một công trình.

Tổng thầu xây dựng là đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm từ thiết kế đến thi công cho một công trình

Có nhiều cách phân loại tổng thầu xây dựng là loại tổng thầu gì, tùy theo giá hợp đồng xây dựng, theo mối quan hệ giữa các bên tham gia hay tính chất của dự án. Phổ biến nhất là các hình thức tổng thầu sau:

– Tổng thầu thiết kế và thi công (tổng thầu Design – Build): chịu trách nhiệm với cả 2 phần công việc: thiết kế và thi công xây dựng công trình;

– Tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC): đơn vị này sẽ tham gia thiết kế các hạng mục trong công trình, chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị công nghệ phục vụ công trình, thi công xây dựng và bàn giao công trình hoàn thiện như đã ký thỏa thuận với chủ đầu tư.

– Tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình: là đơn vị chịu trách nhiệm tất cả các phần công việc nêu trên, từ lập dự án đầu tư đến giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, hoàn thiện công trình.

Điểm khác biệt giữa tổng thầu Design – Build và tổng thầu EPC

Thông qua tên gọi có thể thấy hai hình thức tổng thầu này đều có điểm chung vừa là đơn vị thiết kế, vừa thi công công trình. Như vậy việc thi công sẽ đồng nhất, thuận tiện hơn cho chủ đầu tư khi quản lý và giám sát công trình.

Ngoài ra, giữa hai hình thức này có một vài điểm khác biệt mà chủ đầu tư nên tìm hiểu, để có chọn lựa nhà thầu phù hợp nhất cho dự án đầu tư của mình.

Khối lượng công việc

Như tên gọi, tổng thầu EPC sẽ chịu trách nhiệm nhiều phần công việc hơn so với tổng thầu Design – Build.

Nếu như trong hợp đồng tổng thầu Design – Build, một số công việc do Chủ đầu tư đảm nhận như mua sắm vật tư, thiết bị, giám sát – quản lý máy móc… thì nay sẽ được chuyển sang cho nhà thầu EPC đảm nhận.

Yêu cầu đối với nhà thầu

Để thực hiện một công trình xây dựng từ giai đoạn khảo sát thực tế đến thiết kế, thi công, giám sát thi công và hoàn thiện bàn giao cho chủ đầu tư, đơn vị tổng thầu Design – Build đòi hỏi phải có nguồn nhân lực mạnh, dồi dào. Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn, đội ngũ công nhân trách nhiệm, tay nghề cao, có như vậy, tổng thầu Design – Build mới có thể đảm nhiệm mọi trách nhiệm từ khâu thiết kế đến thi công an toàn, chất lượng, đúng tiến độ.

Tổng thầu D&B đòi hỏi phải có nguồn nhân lực mạnh, dồi dào

Tổng thầu EPC ngoài những yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật, năng lực thi công như trên, bởi vì là đơn vị cung ứng vật tư, thiết bị, thi công xây dựng công trình nên tổng thầu EPC còn phải đảm bảo chất lượng máy móc cũng như chế độ bảo hành của các thiết bị, máy móc mà mình cung cấp.

Trường hợp nên áp dụng

Khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, cùng với cách quản lý dự án mang tính chất nghiệp dư thường thấy, thì tình trạng lãng phí, thất thoát về vốn, kiểm soát và quản lý chất lượng xây dựng công trình lỏng lẻo…là điều khó tránh khỏi.

Hình thức tổng thầu Design – Build hay tổng thầu EPC đều phù hợp trong trường hợp này, chủ đầu tư có thể tận dụng được trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của tổng thầu, chuyển giao các rủi ro khi thực hiện dự án sang cho nhà thầu. Chủ đầu tư chỉ phải quản lý một đầu mối chịu trách nhiệm chính, do đó tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như chi phí quản lý. Tuy nhiên, tổng thầu EPC sẽ giúp giảm bớt áp lực quản lý cho chủ đầu tư nhiều hơn: nhà đầu tư không tốn công lo các phần việc như mua sắm thiết bị công nghệ, quản lý máy móc,… Với những dự án thi công nhà máy sản xuất, lắp ráp lớn, quy mô hàng trăm nghìn lao động, rất nhiều dây chuyền máy móc, thì lựa chọn tổng thầu EPC là phù hợp nhất.

Tại Việt Nam, nhiều dự án xây dựng được triển khai theo hình thức EPC, có thể là một phần của công trình ví dụ như Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 (Tổ máy số 1), hay toàn bộ dự án quy mô lớn như Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, Thủy điện Na Hang, Nhà máy lọc dầu Dung Quất,…

Các gói thầu Design – Build được áp dụng phổ biến hơn, có thể dễ gặp tại nhiều dự án xây dựng nhà máy ở khắp các Khu công nghiệp.

Nhà máy HAEM VINA do DELCO làm tổng thầu D&B
Nhà máy HAEM VINA – một trong những nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Hàn Quốc do DELCO làm tổng thầu Design – Build
Nhà máy thông minh Power Plus Technology do DELCO làm tổng thầu D&B và cung cấp giải pháp smart factory
Nhà máy thông minh Power Plus Technology – nhà máy sản xuất nguồn máy tính, bộ chuyển nguồn và sạc của tập đoàn Channel Well Technology (Đài Loan) – DELCO làm tổng thầu Design – Build và cung cấp giải pháp smart factory

Tìm hiểu về dịch vụ của Delco :

Tổng thầu thiết kế và thi công (Tổng thầu Design – Build)

Tổng thầu cơ điện (MEP)

Chia sẻ