Danh sách các khu công nghiệp ở Hà Nội cập nhật 2024

Quý I/2024, Hà Nội tiếp tục là thành phố dẫn đầu về thu hút vốn FDI với tổng vốn đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước.

Các chính sách, ưu đãi cho KCN ở Hà Nội

Các chương trình xúc tiến đầu tư 

Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Hà Nội đã đưa ra nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp như đẩy mạnh cải cách hành chính, ủy quyền cho Ban quản lý các KCN và chế xuất giải quyết các thủ tục hành chính trong KCN về đầu tư, quy hoạch xây dựng, môi trường… theo cơ chế một cửa liên thông. Xây dựng chính phủ điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; một số dịch vụ công như đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, đăng ký quyền sử dụng đất, xin cấp giấy phép xây dựng có thể đăng ký trực tuyến.

Bên cạnh đó, Ban quản lý các KCN tại Hà Nội còn thường xuyên phối hợp với các sở, ngành và trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại tổ chức các gian hàng, hội chợ quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến đầu tư tại chỗ đối với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường. 

Nhà máy Channel Well Technology tại KCN Quang Minh – Hà Nội do DELCO là Tổng thầu Design – Build

Các ưu đãi đầu tư FDI

Ngoài việc có những chính sách phát triển phù hợp nhằm hỗ trợ phát triển nhân lực, hạ tầng và các công trình hạ tầng xã hội… Hà Nội còn có những ưu đãi thuế hấp dẫn khác tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp như:

  • Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại.
  • Được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) - Ảnh phối cảnh

Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) – Ảnh phối cảnh

Đầu tư phát triển hạ tầng KCN Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050

Hiện nay, Hà Nội đã có 10 KCN đi vào hoạt động với diện tích 1.348ha, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 95%, thu hút được 709 dự án, trong đó có 300 dự án đầu tư nước ngoài vốn đăng ký gần 6,7 tỷ USD và 409 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 26.000 tỷ đồng. 

Khu công nghiệp Nội Bài với tỷ lệ lấp đầy 100%

Tại các KCN ở Hà Nội, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu bao gồm đường giao thông, điện, nước, viễn thông, xử lý nước thải… được nhà nước hỗ trợ, cung cấp đầy đủ đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã có 4 dự án nhà ở với tổng công suất thiết kế 22.420 chỗ ở cho công nhân, hỗ trợ người lao động tại các KCN như Đông Anh, Thạch Thất, Phú Nghĩa…

Nhà ở cho công nhân tại Hà Nội 

Nhà ở cho công nhân tại Hà Nội 

Nhằm mở rộng quy mô cũng như thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới vào các KCN, trong giai đoạn 2021 – 2025 Hà Nội đã quyết định xây dựng dự án KCN Đông Anh với tổng vốn đầu tư trên 6.388 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội cũng đã đưa ra kế hoạch sẽ bổ sung thêm 9 KCN mới với diện tích 2.911 ha và 174 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.824ha. 

Danh sách các khu công nghiệp ở Hà Nội

Các khu công nghiệp đang hoạt động

  1. Khu công nghiệp Nội Bài

  • Diện tích: 114ha
  • Địa chỉ: huyện Sóc Sơn, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: công ty TNHH Phát Triển Nội Bài
  • Thời gian vận hành: 50 năm (1994 – 2044)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai

  • Diện tích: 150,78ha
  • Địa chỉ: thị trấn Quốc Oai và xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Phát triển Hà Tây
  • Thời gian vận hành: 50 năm (2007 – 2057)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. Khu công nghiệp Thăng Long

  • Diện tích: 302ha
  • Địa chỉ: huyện Đông Anh, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH KCN Thăng Long
  • Thời gian vận hành: 50 năm (1997 – 2047)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. Khu công nghiệp Phú Nghĩa

  • Diện tích: 170,1ha
  • Địa chỉ: huyện Chương Mỹ, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần tập đoàn Phú Mỹ
  • Thời gian vận hành:  50 năm (2007 – 2057)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. Khu công nghiệp Sài Đồng B

  • Diện tích: 97,11ha
  • Địa chỉ: Quận Long Biên, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần HANEL
  • Thời gian vận hành: 50 năm (1996 – 2046)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội

  • Diện tích: 38ha
  • Địa chỉ: Quận Long Biên, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Him Lam
  1. Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP)

  • Diện tích: 640ha
  • Địa chỉ: huyện Phú Xuyên, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn N&G Group
  • Thời gian vận hành: 70 năm 
  1. Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư

  • Diện tích: 40ha
  • Địa chỉ: Quận Long Biên, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư
  • Thời gian vận hành: 50 năm (1995 – 2045)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. Khu công nghiệp Nam Thăng Long

  • Diện tích: 260,87 ha
  • Địa chỉ: Phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Hiệp hội Công thương Hà Nội
  • Thời gian vận hành: 50 năm (1999 – 2049)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. Khu công nghiệp Quang Minh 

  • Diện tích: 344,4ha
  • Địa chỉ: huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Nam Đức
  • Thời gian vận hành: 50 năm (2004 – 2054)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Quy hoạch phát triển và thành lập các khu công nghiệp mới tại Hà Nội (giai đoạn 2021 – 2025)

  1. Khu công nghiệp Đông Anh 

  • Diện tích: 299,45 ha
  • Địa chỉ: huyện Đông Anh, Hà Nội
  1. Khu công nghiệp Phú Nghĩa mở rộng

  • Diện tích: 389 ha
  • Địa chỉ: huyện Chương Mỹ, Hà Nội
  1. Khu công nghiệp Sóc Sơn

  • Diện tích: 302,8 ha
  • Địa chỉ: huyện Sóc Sơn, Hà Nội
  1. Khu công nghiệp Phụng Hiệp

  • Diện tích: 174,88 ha
  • Địa chỉ: huyện Thường Tín, Hà Nội

Xem thêm: Các dự án Delco đã triển khai tại Hà Nội

Xem thêm: Vốn FDI tại Việt Nam quý I năm 2024 tăng 13,4% – tập trung ngành chế biến, chế tạo

 

Chia sẻ