QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong xây dựng công nghiệp

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một trong những quy trình bắt buộc của những nhà máy có quy mô trên 100ha, hoạt động liên quan đến các lĩnh vực có yếu tố nhạy cảm với môi trường như tái chế, xử lý chất thải nguy hại, sử dụng phế liệu nhập khẩu, khai thác khoáng sản…

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì?

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các tác động của một dự án đầu tư đến môi trường xung quanh tại khu vực xây dựng, đồng thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của công trình xây dựng đến môi trường.

Để hiểu rõ các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại Việt Nam, các nhà đầu tư cần nắm rõ các yêu cầu về quản lý môi trường trong xây dựng cũng như quy trình thực hiện báo cáo được quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2020, điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và điều 16 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Các đối tượng cần đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Căn cứ theo điều 30 Luật bảo vệ Môi trường 2020 của Việt Nam, các đối tượng cần đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là các dự án đầu tư nhóm I và một số dự án đầu tư nhóm II có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Các đối tượng cần đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Các dự án nhóm III và các dự án đầu tư nhóm IV là những đối tượng không cần đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Các dự án đầu tư nhóm III sẽ đăng ký giấy phép môi trường tại UBND cấp huyện, trừ những dự án nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên thì phải đăng ký tại UBND cấp tỉnh và các dự án nhóm IV chỉ cần đăng ký môi trường tại UBND cấp xã. Việc này giúp nhà đầu tư của các dự án nhóm III và IV tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí thủ tục so với những dự án cần đánh giá tác động môi trường.

Các bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Để lập báo cáo ĐTM theo đúng quy định, nhà đầu tư cần thực hiện đủ 9 bước. Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư cần tham vấn ý kiến của UBND và UBMTTQ từng cấp và lập hội đồng thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM.

 Các bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM

Để làm thủ tục ĐTM của nhà máy, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị thẩm định bao gồm:

  • 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP).
  • 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc hồ sơ tương đương như báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
  • 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT). Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 7 người, chủ dự án phải cung cấp thêm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Địa điểm nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ĐTM, nhà đầu tư cần nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm định là Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND cấp tỉnh. Cụ thể, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư nhóm I và một số dự án đầu tư nhóm II đặc thù sẽ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các dự án nhóm II đặc thù bao gồm: dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên, dự án nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh; dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác sử dụng tài nguyên nước, nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trừ những dự án đầu tư nhóm II thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu trên, các dự án đầu tư nhóm II còn lại sẽ thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM

Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cụ thể, đối với những dự án đầu tư nhóm I thời hạn thẩm định tối đa là 45 ngày làm việc. Dự án đầu tư nhóm II quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 4 điều 28 Luật bảo vệ môi trường 2020 có thời hạn thẩm định tối đa là 30 ngày làm việc.

Thời gian chủ đầu tư bổ sung và điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt theo khoản 9 điều 34 tại Luật Bảo vệ Môi trường 2020 sẽ không tính vào thời hạn thẩm định.

Mức thu phí thẩm định ĐTM

Mức thu phí thẩm định đối với các dự án nhóm I là từ 8 – 84 triệu đồng, nhóm II là từ 8,6 – 86 triệu đồng tùy vào tổng vốn đầu tư của mỗi dự án.

STT Tổng vốn đầu tư

(tỷ đồng)

Mức phí đối với nhóm I

(triệu đồng)

Mức phí đối với nhóm II

(triệu đồng)

1 Đến 10 8,0 8,6
2 Trên 10 đến 20 12,5 13,0
3 Trên 20 đến 50 21,0 22,0
4 Trên 50 đến 100 37,5 38,0
5 Trên 100 đến 200 41,5 42,0
6 Trên 200 đến 500 54,5 55,0
7 Trên 500 đến 1000 61,0 62,0
8 Trên 1000 đến 1500 65,0 67,0
9 Trên 1500 đến 2000 67,0 68,0
10 Trên 2000 đến 3000 70,0 71,0
11 Trên 3000 đến 5000 72,5 74,0
12 Trên 5000 đến 7000 77,0 78,0
13 Trên 7000 84,0 86,0

Quy định tại biểu mức thu phí ban hành kèm thông tư 38/2023/TT-BTC

Xem thêm: Các loại kết cấu bao che phổ biến dành cho nhà xưởng, nhà công nghiệp

Xem thêm: Những thay đổi quan trọng của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đối với lĩnh vực xây dựng công nghiệp (cập nhật 2023)

Chia sẻ