QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Việt Nam xây dựng chính sách phát triển chuyên biệt cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Sáu tháng đầu năm 2024, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là ngành thu hút vốn FDI nhiều nhất với tổng vốn đầu tư đạt gần 10,69 tỷ USD, chiếm 70,4% tổng vốn FDI đăng ký và tăng 26,3% so với cùng kỳ 2023.

Ngành công nghiệp dẫn đầu thu hút vốn FDI tại Việt Nam

Năm 2023, ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam thu hút được trên 23,5 tỷ USD vốn FDI với 1075 dự án mới, trở thành ngành thu hút vốn FDI lớn nhất trong tổng số 18 ngành kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 

6 tháng đầu năm 2024, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là ngành thu hút vốn FDI nhiều nhất với tổng vốn đầu tư đạt gần 10,69 tỷ USD, chiếm 70,4% tổng vốn FDI đăng ký và tăng 26,3% so với cùng kỳ 2023. Sản xuất tại Việt Nam khởi sắc, xuất siêu đạt 11,63 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt giá trị trên 368,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt kim ngạch xuất siêu gồm Hoa Kỳ ước đạt 47,2 tỷ USD, EU ước đạt 17 tỷ USD và Nhật Bản đạt 952 triệu USD.

phát triển chuyên biệt cho các ngành công nghệ chế biến chế tạo

Vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam trong 10 năm qua

 

Năm 2024, Việt Nam tiếp tục thu hút được nhiều dự án FDI chất lượng cao thuộc lĩnh vực mũi nhọn như: dự án nhà máy LG INNOTEK Hải Phòng điều chỉnh vốn tăng thêm 1 tỷ USD, dự án nhà máy LITE-ON Quảng Ninh với tổng vốn 690 triệu USD, nhà máy Goodway Việt Nam – Thái Bình với tổng vốn 45 triệu USD…

Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp ở Thái Bình thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà máy nhà xưởng hiện nay

Các chính sách, cơ chế hỗ trợ chuyên biệt dành cho doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo

Việt Nam tập trung xây dựng chính sách phát triển ngành chế biến chế tạo

Việt Nam đã và đang nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển các ngành như cơ khí chế tạo, chế biến, điện tử… thông qua Luật phát triển công nghiệp trọng điểm, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo; chú trọng phát huy hiệu quả của các trường đại học, cao đẳng thuộc ngành công thương và một số trường nghề để nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài.

Những ưu đãi đặc quyền cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam

Ưu đãi chung dành cho các doanh nghiệp FDI:

  • Thuế suất: 10 – 17% tùy theo từng lĩnh vực quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn thuế tối đa 4 năm đầu và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo theo quy định
  • Ưu đãi thuế nhập khẩu: miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư, và linh kiện phục vụ cho sản xuất nếu không thể sản xuất trong nước​
  • Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Ưu đãi đặc quyền dành cho một số ngành chế biến chế tạo trọng điểm:

Công nghiệp chế biến chế tạo bao gồm những ngành như cơ khí, điện tử, dệt may – da giày, chế tạo máy móc thiết bị… Bên cạnh những ưu đãi chung cho các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam, một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo trọng điểm  còn có những ưu đãi đặc quyền riêng.

Tên ngành

Ưu đãi đầu tư

Cơ khí
  • Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với mặt hàng máy gia công cơ khí trong nước chưa sản xuất được
Dệt may, da giày
  • Miễn, giảm thuế xuất khẩu sang các nước EU, ASEAN theo hiệp định CPTPP, EVFTA
  • Miễn thuế cho các sản phẩm hỗ trợ công nghiệp dệt may như xơ thiên nhiên, xơ tổng hợp, sợi dệt kim… theo nghị định số 57/2021/NĐ-CP
Điện tử
  • Miễn giảm thuế xuất nhập khẩu từ các nước EU, ASEAN lên tới 100% theo các hiệp định thương mại TPP, FTA…
Sản xuất ô tô
  • Áp dụng thuế nhập khẩu 0% đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc sản xuất tại Thailand, Indonesia
  • Miễn thuế với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc theo nghị định 125/2022/NĐ-CP
  • Giảm 50% lệ phí trước bạ, gia hạn thời hạn nộp thuế…
  • Miễn phí trước bạ 0% cho các xe mới, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 15% xuống còn 3% đối với ô tô điện
Sản xuất trang thiết bị y tế
  • Áp dụng mức giá thuê đất thấp nhất đối dự án thuộc loại B khi thuê đất của nhà nước.
  • Miễn tiền thuê đất đối với dự án thuộc loại C, D kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.

Định hướng phát triển ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam giai đoạn 2024 – 2030

Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê, 82,9% doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý III/2024 sẽ khả quan hơn quý II. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm ước tăng 12,6%, chỉ số hàng tồn kho giảm so với năm trước, cho thấy sự phục hồi tích cực của sản xuất công nghiệp.

Ngành sản xuất sản phẩm linh kiện điện tử, máy tính có sự phục hồi rõ nét, số lượng đơn đặt hàng, đơn đặt hàng xuất khẩu tăng cao

Ngành sản xuất sản phẩm linh kiện điện tử, máy tính có sự phục hồi rõ nét, số lượng đơn đặt hàng, đơn đặt hàng xuất khẩu tăng cao

Để thúc đẩy phát triển ngành chế biến chế tạo – một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, Việt Nam đã và đang nghiên cứu và triển khai nhiều chính sách như: quy hoạch về hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, năng lượng quốc gia, thăm dò khai thác chế biến khoáng sản. Đây đều là những yếu tố quan trọng trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cũng như vận hành của các ngành sản xuất, góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo phát triển bền vững. Ngoài ra, Việt Nam cũng tập trung ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chú trọng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn nhằm tối ưu tài nguyên, giảm thiểu rác thải ra môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tập trung thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá hàng đầu. Đặc biệt, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, có công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến mới, cũng như chú trọng thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao như sản xuất chíp, chất bán dẫn…  

Xem thêm: Vốn FDI tại Việt Nam quý I năm 2024 tăng 13,4% – tập trung ngành chế biến, chế tạo

Xem thêm: Xu hướng phát triển lĩnh vực chế xuất tại Việt Nam 2024: phát triển bền vững, tập trung đẩy mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao.

Chia sẻ