QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Kinh nghiệm thành lập công ty tại Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài khi mở rộng thị trường đến Việt Nam, thường khá băn khoăn trong việc thành lập công ty bởi lo ngại thủ tục pháp lý tại Việt Nam.

Tại sao chọn thị trường Việt Nam?

Việt Nam tuy có hệ thống thủ tục pháp lý phức tạp, nhưng vẫn rất thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến và thành lập doanh nghiệp, bởi:

  • 60% dân số trong độ tuổi lao động, nhân công lành nghề nhưng giá lao động khá rẻ
  • Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, là điểm đến thích hợp cho các nhà đầu tư thâm nhập và chinh phục thị trường châu Á.

Ảnh: DELCO tham gia tọa đàm cùng các nhà đầu tư Nhật Bản về đầu tư tại Việt Nam trong sự kiện tại Shizuoka – Nhật Bản

3 loại hình thành lập công ty cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là vấn đề nhiều nhà đầu tư đang băn khoăn.

1. Công ty TNHH 1 thành viên (khi chỉ có 1 nhà đầu tư)

Là loại hình có mức kinh phí thành lập thấp, quy mô nhỏ gọn, cơ cấu dễ quản lý nhất, Công ty TNHH 1 thành viên mang lại tương lai phát triển, phù hợp với hầu hết các ngành đầu tư (trừ những ngành hạn chế yếu tố nước ngoài như xuất nhập khẩu, logistic,…)

2. Công ty TNHH 2 thành viên (khi có 2 cá nhân đầu tư hoặc 1 cá nhân và 1 tổ chức)

Phần lớn nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn loại hình này để thành lập liên doanh với công ty trong nước. Những am hiểu thị trường và tập quán kinh doanh của đối tác chính là lợi thế và tiền đề cho nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án tại Việt Nam.

3. Công ty Cổ phần (có từ 3 cổ đông trở lên)

Hiếm khi các nhà đầu tư vừa và nhỏ muốn thành lập công ty theo hình thức này bởi những nhược điểm của nó:

– Nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần theo Luật Đầu tư Việt Nam

– Nhà đầu tư không được linh hoạt trong các quyết định đầu tư

Quy trình thành lập công ty tại Việt Nam

Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: kê khai hồ sơ trực tuyến, nộp hồ sơ trực tiếp 15 ngày
Giải quyết hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đầu tư 15 ngày
Khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh 5-8 ngày
Mở tài khoản ngân hàng 1 ngày

Thủ tục thành lập công ty khá phức tạp, nên để hoàn thành thủ tục nhanh, gọn, chính xác và có hiệu quả, hầu hết doanh nghiệp nước ngoài khi đến Việt Nam đều nhờ đến các dịch vụ tư vấn.

Lương cơ bản ở Việt Nam: những vấn đề nhà đầu tư cần biết

Chia sẻ