Lương cơ bản ở Việt Nam và mức đãi ngộ thực tế – những vấn đề nhà đầu tư cần biết (cập nhật 2023)

Theo The World Data, mức lương trung bình của Việt Nam là 299 USD/tháng. So với các nước trong khu vực, mức lương cơ bản ở Việt Nam đang thuộc top những nước có chi phí nhân công cạnh tranh nhất Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung.

Lương cơ bản ở Việt Nam và các mức đãi ngộ theo Luật Lao động

Theo Báo cáo Tổng chỉ số nguồn nhân lực năm 2022 của Tập đoàn ManpowerGroup, Việt Nam là nước có nguồn nhân lực lao động dồi dào với 50,74 triệu người ở trong độ tuổi lao động. Việt Nam sở hữu nguồn lao động trẻ, năng động, trong khi nhiều quốc gia trong khu vực đang phải đối mặt với trình trạng già hoá dân số. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút đầu tư FDI trong những năm gần đây. 

Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, nhân công giá rẻ

 

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP ban hành ngày 12/6/2022, người lao động Việt Nam làm việc tại các công ty, doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ được áp dụng quy định về mức lương tối thiểu vùng – là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương tháng theo từng vùng. Chính sách lương cơ bản của người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng, Vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng, Vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng, Vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Đề xuất tăng mức lương cơ bản 

Theo Hội đồng tiền lương Quốc gia, đề xuất tăng mức lương cơ bản ở Việt Nam từ tháng 7 năm 2022  đã được nhà nước phê duyệt và thông qua, theo đó mức lương tối thiểu vùng của Việt Nam đã được tăng lên như sau:

Việc tăng lương và điều chỉnh lương cơ bản được cho là không ảnh hưởng quá nhiều đến mức lương thực tế tại Việt Nam, do mức lương thực tế của lao động vốn đã cao hơn lương cơ bản từ nhiều năm nay. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2022 – 2023 khiến thị trường lao động gặp nhiều khó khăn, nên mức đãi ngộ của công nhân tại Việt Nam được dự đoán sẽ giữ nguyên so với giai đoạn trước đó, không tăng tỷ lệ thuận với đề xuất tăng lương cơ bản.

Các mức đãi ngộ theo luật Lao động 

Căn cứ vào điều 112 bộ Luật Lao động Việt Nam 2019, người lao động được quyền hưởng những ngày nghỉ lễ, Tết, số ngày nghỉ có phép trong năm tối thiểu là 12 ngày. Tuy không được tính là quy định chính thức của nhà nước, lương tháng thứ 13 đang được các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng như một khoản tiền thưởng dành cho người lao động vào cuối năm khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhằm hỗ trợ và khuyến khích người lao động làm việc.

Bên cạnh đó, theo luật Bảo hiểm y tế 2014, lao động Việt Nam được hưởng các chính sách về bảo hiểm bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, và bảo hiểm thất nghiệp. 

So sánh mức lương trung bình tại Việt Nam và các nước trong khu vực

Theo báo cáo của ManpowerGroup cuối năm 2022, tiền lương trung bình của lao động Việt Nam là 275 USD, tương đương 6.5 triệu VND/tháng, thấp hơn khá nhiều so với mức lương trung bình trên thế giới là 2.143 USD/tháng. Còn theo số liệu từ The World Data, lương trung bình tháng ở Việt Nam là 299 USD, so sánh với mức lương trung bình ở Thái Lan là 591 USD, Malaysia là 893 USD, Trung Quốc là 990 USD…. Có thể thấy mức lương cơ bản của Việt Nam đang thuộc top một trong những nước có chi phí nhân công cạnh tranh nhất khu vực Châu Á và Đông Nam Á. 

Lương cơ bản ở Việt Nam so với 1 số quốc gia khác

Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tại Việt Nam quý IV năm 2022 là 26,4%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và hơn 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đầu tháng 6/2023, chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam đang từng bước được nâng lên, với hơn 80% người tốt nghiệp đã có việc làm, 70 – 75% có việc làm đúng ngành, nghề đào tạo. 

Theo chỉ thị số 21 vừa ban hành ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 90 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, 200 ngành, nghề trọng điểm, 15-20 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN và thế giới. Với những đổi mới liên tục, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tăng chất lượng lao động phổ thông, lao động Việt Nam đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp, nhà máy FDI.

Nguồn thông tin tổng hợp: The World Data, Tập đoàn ManpowerGroup, Báo Lao Động

Xem thêm: 5 Đặc điểm tính cách lao động Việt Nam trong công việc

Xem thêm: Luật lao động Việt Nam và Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Chia sẻ

Thẻ:, , ,