5 Đặc điểm tính cách lao động Việt Nam trong công việc

Việc các doanh nghiệp FDI đầu tư xây dựng nhà máy, phát triển kinh doanh tại Việt Nam đã mang đến hàng triệu việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, việc tuyển dụng và quản lý công nhân Việt cũng mang lại không ít khó khăn do sự xung đột về tính cách, văn hóa giữa nhà đầu tư và công nhân Việt. Dưới đây là một số nét tính cách khác biệt của người Việt mà nhà đầu tư nên biết khi làm việc với lao động Việt Nam. 

Ngôn ngữ & Vùng miền

Việt Nam là 1 quốc gia với 54 dân tộc: Kinh, Hmong, Tày, Thái, Gia Rai, Ê đê, Khmer…  trong đó chiếm số đông vẫn là người Kinh. Ở các khu vực Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ Việt Nam, vẫn có thể bắt gặp những người dân tộc sinh sống và làm việc, tuy nhiên hầu hết đều có thể sử dụng tiếng Kinh một cách cơ bản. Tiếng Kinh – tiếng Việt cũng là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, sử dụng chính trong các văn bản pháp quy và đời sống.

Về địa văn hóa, người Việt Nam chia làm 3 văn hóa vùng miền chính: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Bài viết này trình bày một số đặc điểm tính chung của người Việt ở cả 3 miền.

tinh cach nguoi Viet nam

Đặc điểm tính cách người Việt Nam

Khéo léo, tỉ mỉ

Người Việt Nam nhìn chung tương đối khéo léo trong các công việc nhỏ cần tính tỉ mỉ, chính xác. Nhiều người có thể tự sửa hệ thống điện, ống nước trong gia đình hay kiểm tra, bảo dưỡng xe máy, xe đạp khi gặp các trục trặc nhỏ. Tuy nhiên, trong công việc, người Việt khó duy trì đức tính khéo léo này, thường chỉ tập trung làm việc lúc đầu, ít quan tâm đến mức độ hoàn thiện của sản phẩm cuối cùng.

“Giờ cao su”

Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt khá kém. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn và không cho rằng đó là vấn đề quá lớn. Công nhân người Việt cũng được cho là không chú trọng các cam kết về thời hạn trong công việc. Khi làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài, người Việt cần thời gian để khắc phục điểm yếu này.

cong nhan vietnam

Công nhân Việt Nam cần khắc phục các điểm yếu về giờ giấc khi làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài.

Ảnh minh họa

Tính tự tôn cao

Người Việt Nam có tính sĩ diện cao và không muốn người khác nhìn thấy lỗi sai của mình. Không giống như người Nhật, người Việt không dễ dàng nói “Tôi không thể làm được” hay “Tôi không tự tin” trước một công việc mà bản thân không đủ khả năng để làm. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực thi công việc và kết quả đạt được.

Người Việt Nam cũng không thích bị phê bình/cảnh cáo trước tập thể, vì vậy nhà quản lý ở các doanh nghiệp FDI cần chú ý điều này khi quản lý lao động Việt trong nhà máy, nhà xưởng. 

Coi trọng gia đình

Do ảnh hưởng của Khổng giáo, văn hóa Việt Nam rất coi trọng gia đình. Họ cho rằng dành thời gian cho gia đình là quan trọng nhất, vì vậy nếu có các sự kiện trong gia đình (đám cưới, đám tang, xây nhà mới, có người bệnh…) người Việt sẽ ưu tiên xin nghỉ phép thay vì tập trung làm việc ở công ty. Nếu không được phê duyệt nghỉ phép, một số công nhân sẵn sàng bỏ việc để tham dự các sự kiện quan trọng của gia đình.

Tiếp thu nhanh

Người Việt ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).

Theo nghiên cứu của American Institute of Social và Shirofune

 

Tâm lý công nhân Việt Nam khi đàm phán lương

Chia sẻ

Thẻ:, , , ,

error: Content is protected !!