Luật lao động Việt Nam và Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt lớn nhất giữa lao động Việt Nam và Nhật Bản đến từ quy định luật và cơ cấu lao động của 2 nền văn hóa này.

Nguoi lao dong Viet Nam

Luật Lao động Việt Nam

Khác với Nhật Bản, Luật Lao động Việt Nam quy định trong thời gian thử việc, công ty và người lao động, mỗi bên có quyền đơn phương huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước. Quy định này linh động cho cả hai bên nếu thời gian thử việc chưa đạt như thỏa thuận ban đầu của hai bên.

Các loại hợp đồng lao động tại Việt Nam:

  • – Hợp đồng lao động có thời hạn, thời hạn tối đa là 36 tháng. Sau khi hợp đồng kết thúc, hợp đồng lao động có thể gia hạn, ký thêm 1 lần nữa.
  • – Sau 2 lần ký hợp đồng có thời hạn, nếu người lao động vẫn tiếp tục công việc, thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, hợp đồng sử dụng lao động cao tuổi và hợp đồng sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Còn tại Nhật Bản, lao động chủ yếu chia làm 3 loại hợp đồng: nhân viên hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm và có thể gia hạn thêm, nhân viên chính thức với hợp đồng vô thời hạn (cho tới lúc nghỉ hưu) và nhân viên phái cử (công việc và thời gian làm thay đổi theo từng dự án).

Ngoài những khác biệt quy định trong luật, lao động Nhật Bản và Việt Nam khác nhau chủ yếu ở cơ cấu thị trường.

Thị trường lao động trẻ tại Việt Nam

Co cau dan so Viet Nam nam 2016

Độ tuổi trung bình của lao động ở Việt Nam là dưới 30 tuổi, và hằng năm vẫn có khoảng hơn một triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Vậy nên có thể nói thị trường lao động tại Việt Nam là thị trường lao động trẻ.

Tham khảo: 5 đặc điểm tính cách của lao động Việt Nam trong công việc

Nhật Bản là nước có tỷ lệ người cao tuổi lớn nhất thế giới, đồng thời thiếu hụt trầm trọng lao động trẻ. Tại Nhật, độ tuổi từ 65 trở lên chiếm gần 30% dân số và 13% lực lượng lao động.

Theo Báo cáo Tình hình lao động việc làm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2015 – 2019, tại Việt Nam diễn ra những chuyển dịch tích cực của cơ cấu lao động: tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,8%, tương ứng trong khu vực công nghiệp tăng 3% và dịch vụ tăng khoảng 1,8%. Đó là những tín hiệu khả quan cho thấy chất lượng lao động tại Việt Nam đang đi lên, giảm dần sử dụng lao động giản đơn và tăng sử dụng lao động có kỹ năng và trình độ cao.

Nang cao chat luong lao dong tai Viet Nam

Theo các Nghị quyết đã ban hành, Việt Nam cũng đề ra những mục tiêu rõ ràng:

  • – Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 70% cơ cấu sử dụng lao động;
  • – Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018.

Chia sẻ

Thẻ:, ,

error: Content is protected !!