Nhiều nhà đầu tư FDI lựa chọn các công ty xây dựng nhà máy tại Thanh Hóa bởi đây là địa phương hội tụ nhiều tiềm năng kinh tế như vị trí địa lý chiến lược, khoáng sản dồi dào, lao động tay nghề cao… đặc biệt là những chính sách ưu đãi FDI riêng biệt.
Tình hình thu hút đầu tư FDI ở Thanh Hóa
Tính từ đầu năm 2024 đến hết ngày 30/06, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 12 dự án FDI, tăng 78,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 177,5 triệu USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ. Trong số này, có 10 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cùng với 2 dự án trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 161 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 14,65 tỷ USD, giúp Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và xếp thứ 8 toàn quốc. Cùng với hàng ngàn dự án đầu tư trong nước đang hoạt động hiệu quả, những con số này đã khẳng định sức hấp dẫn và hiệu quả của các nỗ lực xúc tiến đầu tư tại địa phương.
Thanh Hóa hội tụ nhiều tiềm năng kinh tế khác biệt thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà máy
Vị trí địa lý chiến lược
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn thứ năm cả nước, nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam Việt Nam, phía Bắc giáp với Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La, phía Nam giáp Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào), phía Đông là biển Thái Bình Dương. Với vị trí chiến lược này, doanh nghiệp xây dựng nhà máy nhà xưởng tại Thanh Hóa không chỉ thuận tiện giao thương với các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Trung Việt Nam mà còn cả nước ngoài, kết nối với Lào thông qua cửa khẩu quốc tế Na Mèo và vận tải hàng hóa nguyên liệu tới nhiều quốc gia trên thế giới thông qua cảng biển Nghi Sơn.
Hệ thống giao thông đa dạng
Sở hữu một hệ thống giao thông đa dạng và hiện đại, Thanh Hóa hội tụ đủ cả 4 loại hình giao thông quan trọng: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
- Đường bộ: Thanh Hóa nằm trên nhiều tuyến đường quốc lộ quan trọng của Việt Nam như Quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 15A, quốc lộ 47, quốc lộ 217, cao tốc Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, giúp kết nối thuận tiện với các tỉnh kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam với 10 ga tại Thanh Hóa, thuận tiện cho nhu cầu đi lại của người dân.
- Đường thủy: Thanh Hóa có đường bờ biển dài 102km cùng với cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 100.000 tấn, mở ra cơ hội lớn cho các ngành công nghiệp và xuất nhập khẩu.
- Đường hàng không: Cảng hàng không Thọ Xuân kết nối Thanh Hóa với các thị trường quốc tế như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Cảng biển Nghi Sơn – Thanh Hóa
Tài nguyên khoáng sản dồi dào tại Thanh Hóa – Tiềm năng cho việc xây dựng nhà máy
Thanh Hóa sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều loại có trữ lượng lớn như đá granite, marble, đá vôi, sét làm xi măng. Những tài nguyên này không chỉ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng mà còn hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cùng các ngành công nghiệp gắn với cảng nước sâu, tạo nên một chuỗi giá trị công nghiệp bền vững.
Đặc biệt, Thanh Hóa còn là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có mỏ Cromit, với trữ lượng 22 – 25 triệu tấn – lớn nhất Đông Nam Á. Cromit là khoáng vật oxit của Crom (Cr) – là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thép chống ăn mòn và vật liệu chịu lửa. Với nguồn khoáng sản quý giá này, tỉnh đã thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp ngành sản xuất và luyện kim lớn trên thế giới đến xây dựng nhà máy tại Thanh Hóa.
Lao động có tay nghề cao
Thanh Hóa có nguồn nhân lực dồi dào với dân số 3,64 triệu người, trong đó hơn 2,6 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại Thanh Hóa chiếm gần 73% tổng số lao động, cho thấy chất lượng nguồn nhân lực cao. Bên cạnh đó, tỉnh có 05 trường đại học, 11 trường cao đẳng và 80 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hằng năm đào tạo ra khoảng 11.000 lao động tay nghề cao, đáp ứng tốt nhu cầu của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày và các ngành công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao.
Nguồn nhân lực cao chất lượng cao sẵn sàng cung ứng cho các nhà xưởng sản xuất tại Thanh Hóa
Các ưu đãi chuyên biệt thu hút doanh nghiệp FDI xây dựng nhà máy tại Thanh Hóa
Thanh Hóa hiện đang áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài, giúp các nhà đầu tư FDI tại Thanh Hóa giảm thiểu chi phí đầu tư và tăng cường hiệu quả sản xuất:
- Hỗ trợ 100% kinh phí chuyển phát kết quả thủ tục hành chính
- Hỗ trợ kinh phí sử dụng chữ ký số: Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa 1,2 triệu đồng cho mỗi chữ ký số trong năm đầu hoạt động.
- Miễn phí kết nối, chia sẻ thông tin, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử theo quy định.
- Hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số: hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn hoặc 50% chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số theo quy định.
- Hỗ trợ kinh phí san lấp, xây dựng hạ tầng: tối đa 2 tỷ đồng/dự án đối với những dự án tại các huyện miền núi.
- Hỗ trợ kinh phí thu hút lao động: tối đa 2 tỷ đồng/dự án theo quy định.
Định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh
Nhằm hiện thực hóa tiềm năng và tận dụng các lợi thế sẵn có, Thanh Hóa tập trung thu hút vốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp chíp bán dẫn, sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô. Tỉnh đặt mục tiêu thu hút 30 tỷ USD vốn FDI trong giai đoạn 2021-2025, đồng thời tiếp cận và xúc tiến đầu tư từ 3 – 6 công ty công nghệ hàng đầu thế giới.
Thanh Hóa tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô…
Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ có hai khu kinh tế, 19 khu công nghiệp và 126 cụm công nghiệp, hứa hẹn trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, thu hút nhiều nhà đầu tư FDI đến xây dựng nhà máy tại Thanh Hóa. Với những định hướng này, Thanh Hóa không chỉ gia tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mà còn tạo ra những cơ hội phát triển bền vững cho nền kinh tế tỉnh nhà.
Xem thêm: Việt Nam xây dựng chính sách phát triển chuyên biệt cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Danh sách các KCN đang hoạt động tại Thanh Hóa – Cập nhật 2024
Các KCN nằm ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn
KCN Bỉm Sơn
- Diện tích: 524,29 ha
- Địa điểm: Thị xã Bỉm Sơn
- Tỷ lệ lấp đầy: 66%
KCN Đình Hương – Tây Bắc Ga
- Diện tích: 200,11 ha
- Địa điểm: Thành phố Thanh Hóa
- Tỷ lệ lấp đầy: 100%
KCN Lễ Môn
- Diện tích: 87,61 ha
- Địa điểm: Thành phố Thanh Hóa
- Tỷ lệ lấp đầy: 100%
KCN Lam Sơn – Sao Vàng
- Diện tích: 537 ha
- Địa điểm: Huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn
- Tỷ lệ lấp đầy: 1,7%
Các KCN nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn
Lũy kế đến năm 2023, tỷ lệ lấp đầy các KCN trong Khu kinh tế Nghi Sơn bình quân đạt 33,1%, cho thấy Thanh Hóa vẫn còn nguồn quỹ đất công nghiệp dồi dào, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy tại Thanh Hóa.
KCN số 1
- Diện tích: 67ha
- Địa điểm: Thị xã Nghi Sơn
KCN số 3
- Diện tích: 247 ha
- Địa điểm: Thị xã Nghi Sơn
KCN Luyện Kim
- Diện tích: 480,4 ha
- Địa điểm: Thị xã Nghi Sơn
KCN Đồng Vàng
- Diện tích: 491,9 ha
- Địa điểm: Thị xã Nghi Sơn
Xem thêm: Phát triển công nghiệp phụ trợ: Mục tiêu đến năm 2030 đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất nội địa
Xem thêm: Tổng hợp các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mới nhất