QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Các giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng nhà xưởng

Xây dựng nhà máy công nghiệp luôn là bài toán phức tạp đối với các nhà đầu tư. Từ thiết kế đến lập biện pháp và tiến độ, cho đến quá trình thi công, mỗi giai đoạn trong quy trình xây dựng nhà xưởng đều có những lưu ý quan trọng mà nhà đầu tư cần biết để triển khai tốt nhất cho dự án của mình.

Giai đoạn thiết kế nhà máy: cần cân nhắc trên nhiều phương diện

Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đặc thù ngành sản xuất, các quy chuẩn trong xây dựng, …, yếu tố tối ưu của phương án thiết kế cũng là yếu tố quan trọng, quyết định chi phí xây dựng, vận hành nhà máy, nhà xưởng sau này.

Công năng hợp lý, khoa học

Nhà xưởng công nghiệp thường bao gồm nhiều khu vực với các công năng khác nhau. Phương án bố trí mặt bằng tối ưu là phương án sắp xếp mạch lạc theo dây chuyền sản xuất, hợp lý về công năng, tiết kiệm và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Đây là bài toán không hề dễ, vừa phải đảm bảo tối ưu diện tích xây dựng, vừa đảm bảo môi trường làm việc thuận tiện tại nhà máy. Khu sản xuất nhiều bụi và tiếng ồn… cần được phân khu riêng. Văn phòng làm việc, khu vực nghỉ ca nên sắp xếp ở những vị trí yên tĩnh…

Tiết kiệm chi phí

Thông gió, chiếu sáng tự nhiên đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư nhưng cũng là vấn đề đau đầu khi thiết kế nhà xưởng. Nhà thầu phải tính toán kỹ càng, vừa có giải pháp tận dụng tối đa thông gió, ánh sáng tự nhiên, vừa phải tạo lập một môi trường tiện nghi cho người lao động trong các công trình công nghiệp.

Phương án bố trí máy móc, dây chuyền sản xuất, hệ thống điện nhà máy cũng cần được tính toán tỉ mỉ, vừa tiết kiệm vừa khoa học, dễ vận hành, dễ sửa chữa.

Phương án thiết kế cũng cần cân nhắc đến cả quá trình thi công: tối ưu diện tích xây dựng, thuận tiện và hạn chế sửa đổi trong quá trình thi công, hạn chế chi phí phát sinh.

Tính thẩm mỹ, độ phức tạp của thiết kế

Tính thẩm mỹ và độ phức tạp của thiết kế là một yếu tố nhà đầu tư nên quan tâm khi thống nhất phương án thiết kế. Phương án càng phức tạp, càng nhiều chi tiết, càng khó thi công thì chi phí nhân công, chi phí quản lý càng cao, đẩy giá thành xây dựng cao hơn các dự án thông thường.

Nhà xưởng 2 tầng là một phương án tối ưu diện tích và công năng sản xuất, nhưng có kết cấu phức tạp và chi phí thi công cao hơn nhà xưởng 1 tầng
Nhà xưởng 2 tầng là một phương án tối ưu diện tích và công năng sản xuất, nhưng có kết cấu phức tạp và chi phí thi công cao hơn nhà xưởng 1 tầng

Giai đoạn chuẩn bị thi công: Càng chi tiết càng tiết kiệm

Tiến độ thi công xây dựng nhà xưởng thường diễn ra rất nhanh, nên mỗi phát sinh đều ảnh hưởng đến tiến độ chung cũng như chi phí đầu tư của dự án. Do vậy quá trình chuẩn bị, lập biện pháp thi công và tiến độ thi công phải được làm cẩn thận, càng chi tiết càng tốt.

Biện pháp và tiến độ thi công phải được quản lý trên các hạng mục lớn và sắp xếp logic, theo trình tự các công tác từ ép cọc đến móng, nền, thân công trình, đến công tác hoàn thiện như xây, trát, ốp lát,… Lập chi tiết đến từng hạng mục, từng đầu việc sẽ giúp chủ đầu tư dễ quản lý, tránh nhầm lẫn và phát sinh không đáng có khi thi công.

Biện pháp thi công và tiến độ thi công có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng quyết định đến giá thành xây dựng, nên cần được lập cẩn thận và khớp số liệu với nhau. Các dự án yêu cầu tiến độ gấp gáp sẽ đòi hỏi biện pháp thi công phức tạp hơn, tốn kém chi phí hơn.

Thi công bể PCCC sử dụng biện pháp ép cừ tại công trường DELCO tiến độ trong 5 ngày. Nhà thầu có thể sử dụng biện pháp đào đất rộng ra, không sử dụng cừ, tiến độ thi công sẽ dài ngày hơn nhưng tiết kiệm chi phí hơn.
Thi công bể PCCC sử dụng biện pháp ép cừ tại công trường DELCO tiến độ trong 5 ngày. Nhà thầu có thể sử dụng biện pháp đào đất rộng ra, không sử dụng cừ, tiến độ thi công sẽ dài ngày hơn nhưng tiết kiệm chi phí hơn.

Thi công và giám sát thi công xây dựng

Không nhiều chủ đầu tư đủ năng lực chuyên môn để hiểu thiết kế và có thể quản lý giám sát thi công công trình. Đặc biệt khi phần thiết kế và thi công do 2 đơn vị phụ trách khác nhau, việc giám sát thi công càng trở nên khó khăn với các chủ đầu tư. Dù đã có bản vẽ nhưng thầu thi công chưa chắc đáp ứng hoàn toàn phương án thiết kế. Để kiểm soát chất lượng, nhiều nhà đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát độc lập, tốn kém chi phí và nguồn lực quản lý dự án hơn.

Với mô hình tổng thầu thiết kế và thi công (tổng thầu Design – Build), tổng thầu vừa là đơn vị nắm rõ từng chi tiết thiết kế, vừa là đơn vị tiến hành thi công, do đó việc thi công sẽ đồng bộ và dễ quản lý, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư.

Tổng thầu Design – Build chịu trách nhiệm chính trong quy trình xây dựng nhà xưởng, đảm bảo bàn giao dự án đúng chất lượng và tiến độ như đã cam kết. Do đó, khi lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư nên tham khảo các công trình mà tổng thầu đã từng thực hiện, đồng thời có quy trình đánh giá cụ thể để lựa chọn nhà thầu uy tín, phù hợp nhất với dự án.

— Bản quyền bài viết trên website delco-construction.com thuộc về DELCO® Construction. Vui lòng không sao chép, chỉnh sửa bất cứ hình ảnh, nội dung nào khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản từ DELCO®. — 

Xem thêm: Các yếu tố giúp nhà đầu tư lựa chọn tổng thầu uy tín

Chia sẻ