QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Doanh nghiệp xây dựng đứng trước những thách thức khốc liệt của thị trường

Biến động giá cả lớn, khó khăn về nhân lực, thủ tục pháp lý phức tạp, sức ép tài chính… khiến những doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đối mặt với nguy cơ lụi tàn.

Các doanh nghiệp xây dựng và những thách thức từ thị trường

1. Biến động giá cả vật liệu quá lớn

Doanh nghiệp xây dựng đứng trước những thách thức khốc liệt của thị trường

Giá thép tính từ đầu năm 2021 đến hết Quý 2/2022 đã tăng từ 20-60%, lúc cao điểm nhất là tăng 60%, tương đương 17,8 triệu đồng/tấn, sau nhiều lần điều chỉnh giá đến nay đã dịu xuống ở mức tăng trên 20%.

Không chỉ giá sắt, thép tăng, hai tháng gần đây do ảnh hưởng của giá xăng dầu, cước phí vận chuyển tăng nên giá tất cả các nguyên vật liệu khác như cát, gạch, đá, xi măng, … đều tăng cao. Giá thành gói thầu chịu tác động tiêu cực từ việc tăng giá vật liệu, tăng trung bình từ 18-30% theo báo cáo của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC).

Doanh nghiệp xây dựng đứng trước những thách thức khốc liệt của thị trường Doanh nghiệp xây dựng đứng trước những thách thức khốc liệt của thị trường

Thông báo tăng giá liên tục gửi tới Tổng thầu DELCO giai đoạn bão giá thép 2021

Giá cả vật liệu biến động mạnh nhưng Việt Nam chưa có cơ chế bù giá, điều chỉnh hợp đồng hợp lý hoặc có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ nhà thầu nên hiện nay, nhiều nhà thầu xây dựng đang đứng trước nguy cơ lỗ trầm trọng. Đồng thời khá nhiều nhà thầu không dám nhận thầu các công trình vốn đầu tư công do hệ thống định mức đơn giá của Việt Nam không cập nhật được giá thị trường. “Đây là một thực tế đáng buồn và chưa từng xảy ra ở Việt Nam.” – Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam chia sẻ.

Xem thêm: Xây mới hay thuê nhà xưởng: các yếu tố nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi quyết định

2. Thủ tục pháp lý phức tạp 

Thủ tục pháp lý phức tạp 

Giai đoạn 2020 – 2022, Việt Nam đang cập nhật khá nhiều quy định liên quan đến việc xây dựng nhà xưởng, nhà máy: Quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06:2020/BXD thay thế cho QCVN 06:2010/BXD, QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn về quy hoạch xây dựng có nhiều cập nhật liên quan đến quy định mật độ xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường 2020 thay đổi các tiêu chí phân loại dự án đầu tư… Các quy định mới chưa có hướng dẫn cụ thể, khiến nhà thầu gặp nhiều bối rối khi áp dụng.

Thủ tục pháp lý phức tạp 

QCVN 06:2020/BXD có thay đổi quan trọng về yêu cầu thử nghiệm chống cháy theo cấu kiện với kích thước thực khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng bối rối trong công tác nghiệm thu PCCC tại công trình.

Việc phải tuân thủ quy định của Luật phòng cháy chữa cháy với những tiêu chí đặc biệt cao, cơ chế kiểm tra, đánh giá các vật liệu cũng còn nhiều điểm bất hợp lý, vừa gây lãng phí vật tư, vừa khiến nhà thầu mất nhiều thời gian và chi phí thủ tục.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, thủ tục pháp lý đầu tư dự án bất động sản chưa được tháo gỡ do đó số dự án mới còn khan hiếm. Tình trạng cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường khiến một số doanh nghiệp phá giá để cố gắng tồn tại, nhưng do cố gắng thắng thầu bằng mọi giá nên khi thực hiện đều đổ vỡ, công nợ.   

3. Khó khăn trong tuyển dụng lao động ngành xây dựng

Khó khăn trong tuyển dụng lao động ngành xây dựng

Khan hiếm nhân công lao động đang là nỗi khó khăn của ngành xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện công trình. 

Giai đoạn covid-19, trong thời gian thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, phòng chống dịch, số lượng công nhân thi công tại các công trường hầu hết bị cắt giảm. Sau covid, công nhân đã trở về quê phần lớn không có ý định quay trở lại công trường mà tìm kiếm những công việc khác.

Khó khăn trong tuyển dụng lao động ngành xây dựng

Cũng vì sự khan hiếm nhân công, theo báo cáo của VACC, đơn giá nhân công tăng lên đến 25% để cạnh tranh thu hút nhân lực.

Xem thêm: Đề xuất tăng lương cơ bản tại Việt Nam tác động gì đến nhà đầu tư nước ngoài

4. Sức ép tài chính

Sức ép tài chính

Công tác thanh quyết toán với các Chủ đầu tư còn phức tạp, khó khăn, hầu hết các nhà thầu bị nợ đọng, đặc biệt ở khoảng 20-25% cuối của dự án. Dưới sức ép tài chính này, việc các ngân hàng siết room tín dụng cho vay lại càng khiến nhà thầu lao đao.

DELCO trước những khó khăn của thị trường

DELCO thường ký hợp đồng Chìa khóa trao tay – Lump Sum Turnkey, đảm bảo suất đầu tư trọn gói cho chủ đầu tư. Thời kỳ bão giá hiện nay khiến DELCO gặp sức ép tài chính hơn nhiều doanh nghiệp khác, phải đảm bảo thực hiện dự án như cam kết mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào ngoài hợp đồng và thiết kế đã thống nhất. 

DELCO đã rất nỗ lực tối ưu chi phí bằng các phương án thiết kế và giải pháp công nghệ để đảm bảo được phương án tài chính cũng như chất lượng xây dựng đã cam kết với chủ đầu tư.

Bên cạnh những khó khăn chung của thị trường, DELCO may mắn nhận được sự tin tưởng từ nhiều khách hàng, đối tác FDI. Chính nhờ chất lượng xây dựng, các chính sách bảo hành, đồng hành cùng khách hàng, DELCO đã thiết lập các mối quan hệ tin cậy, hợp tác lâu dài với các nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước, tỷ lệ khách hàng cũ và khách hàng giới thiệu của DELCO khá cao.

Chúng tôi hiểu rằng mình cần nỗ lực hơn nữa, trau dồi chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm, để đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn nữa, mang lại sự an tâm cho khách hàng.

Chia sẻ