QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Một số điểm khác biệt giữa khu công nghiệp và cụm công nghiệp

Khu công nghiệpcụm công nghiệp đều là các địa điểm cho phép xây dựng nhà máy sản xuất, tuy nhiên có một số điểm khác biệt mà doanh nghiệp cần nắm rõ để lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy cho phù hợp, thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả.

Khái quát về khu công nghiệp và cụm công nghiệp

Khu công nghiệp là gì?

Khu công nghiệp là các khu vực chuyên biệt phục vụ xây dựng nhà máy, được quy hoạch và đầu tư hạ tầng xây dựng bài bản. Khu công nghiệp không bị giới hạn về diện tích, có thể lên đến hàng nghìn ha, vì vậy phù hợp với các doanh nghiệp lớn hoặc phát triển chuỗi cung ứng, tối ưu cho logistic và kinh tế tuần hoàn. 

Cụm công nghiệp là gì?

Cụm công nghiệp cũng là khu vực được quy hoạch để xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất, với các hạ tầng cơ bản. Tuy nhiên khác với KCN, CCN bị giới hạn về diện tích, vì vậy thường phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một số điểm khác biệt giữa khu công nghiệp và cụm công nghiệp

Khu công nghiệp và cụm công nghiệp khác nhau như thế nào

Khác biệt về quy mô

Khu công nghiệpcụm công nghiệp đều là các địa điểm cho phép xây dựng nhà máy sản xuất, tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt mà nhà đầu tư cần nắm rõ.

Khu công nghiệpCụm công nghiệp
  • Không có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu khu công nghiệp.
  • Không bị giới hạn về diện tích.
  • Có thể mở rộng khi đáp ứng được các yêu cầu về quy hoạch phát triển đã được phê duyệt.
  • Diện tích tối thiểu là 10ha (CCN tại miền núi/làng nghề là 5ha).
  • Diện tích tối đa là 75ha.
  • Do bị giới hạn về diện tích nên số lượng doanh nghiệp bên trong CCN cũng bị hạn chế

Do không bị giới hạn về diện tích, một số KCN tại Việt Nam đã được đầu tư phát triển và mở rộng quy mô lên đến hàng nghìn ha như KCN Deep C Quảng Ninh, Hải Phòng có diện tích 3.400ha, KCN Nam Đình Vũ tại Hải phòng có diện tích lên đến 1.329ha thu hút dòng vốn FDI từ các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…; hay KCN Yên Phong tại Bắc Ninh với diện tích 1.200ha đã được Samsung lựa chọn là địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị di động.

Khu công nghiệp và cụm công nghiệp khác nhau như thế nào

Xem thêm: Vốn FDI tại Việt Nam quý I năm 2024 tăng 13,4% – tập trung ngành chế biến, chế tạo

Điều kiện về hạ tầng

Hầu hết các KCN tại Việt Nam hiện nay đều được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp. Trong khi đó, CCN là loại hình mới được thành lập cũng ngày càng được đầu tư phát triển và được đẩy mạnh ở nhiều địa phương: 

Khu công nghiệpCụm công nghiệp
  • Hệ thống giao thông thuận tiện: gần các cảng biển, cửa khẩu, cao tốc… thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa.
  • Hệ thống cung cấp điện, hệ thống thoát nước: được cung cấp đầy đủ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy.
  • Yêu cầu nghiêm ngặt về xử lý nước thải, một số KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
  • Hệ thống giao thông: gần các tỉnh lộ và quốc lộ lớn thuận lợi cho việc di chuyển. Bên cạnh đó, các cụm công nghiệp thường nằm gần các khu dân cư đông đúc, thuận tiện tuyển dụng công nhân.
  • Hệ thống cung cấp điện, nước đáp ứng nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp.
  • Một số CCN nhỏ chưa có hệ thống nước thải riêng nên doanh nghiệp phải tự xử lý hoặc kết hợp với đơn vị xử lý chất thải bên ngoài.

Doanh nghiệp đặc thù

KCN và CCN đều là địa điểm cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất, tuy nhiên có một số điểm khác nhau về loại hình doanh nghiệp cũng như quy định đặc biệt đối với một số doanh nghiệp đặc thù.

Khu công nghiệpCụm công nghiệp
  • Tiếp nhận các doanh nghiệp đa dạng về quy mô, ngành nghề sản xuất
  • Doanh nghiệp chế xuất được phép hoạt động trong KCN.
  • Doanh nghiệp thường có quy mô vừa và nhỏ.
  • Doanh nghiệp chế xuất không được phép hoạt động trong CCN.

Chi phí đầu tư

Khu công nghiệpCụm công nghiệp
  • Chi phí đất khá cao do có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại phù hợp với các doanh nghiệp lớn nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao.
  • Chi phí đất tại các CCN thường thấp hơn so với KCN trên cùng địa bàn, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các nhà đầu tư mới với ngân sách hạn chế.

Thủ tục nộp hồ sơ

Khu công nghiệpCụm công nghiệp
  • Ban quản lý KCN sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong suốt quá trình làm thủ tục đầu tư vào KCN.
  • Ban quản lý CCN sẽ hỗ trợ nhà đầu tư, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các thủ tục đầu tư tại  UBND cấp huyện hoặc các cơ quan được ủy quyền tại địa phương

Như vậy, tùy vào quy mô cũng như nhu cầu sản xuất của từng doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tìm hiểu và lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy sao cho phù hợp, đảm bảo nhà máy đi vào vận hành ổn định, đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất trong tương lai.

 

Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp Việt Nam – 2023

Xem thêm: Tư vấn đầu tư và quản lý dự án xây dựng nhà máy 

Chia sẻ