QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng và những lưu ý an toàn

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng, nhà máy thường diễn ra nhanh chóng với tiến độ gấp gáp, với những tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo nhà máy vận hành sản xuất an toàn, ổn định. Dưới đây là trình tự thi công nhà xưởng dành cho chủ đầu tư tham khảo, đảm bảo các tiêu chí an toàn, đúng kỹ thuật và đáp ứng tiến độ.

Chuẩn bị mặt bằng và công trình tạm

Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng nhà xưởng là chuẩn bị mặt bằng, bao gồm phá dỡ các hạng mục hiện trạng (nếu cần), dọn dẹp và san lấp khu vực thi công, đảm bảo nền đất phù hợp cho việc xây dựng. Nhà thầu xây dựng cũng sẽ tiến hành thi công các công trình tạm như văn phòng công trường, hàng rào tạm, lắp đặt đường điện, nước thi công, khu vực vệ sinh… để phục vụ sinh hoạt và quản lý dự án.

Chuẩn bị mặt bằng và thi công công trình tạm tại các dự án của DELCO

Chuẩn bị mặt bằng và thi công công trình tạm tại các dự án của DELCO

Nhiều người cho rằng, các hạng mục công trình tạm có chi phí không cao và không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng nhà máy, nhưng việc thiết kế mặt bằng thi công, triển khai các hạng mục công trình tạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn xây dựng và tính logic, liền mạch trong quá trình thi công, đặc biệt trong các giai đoạn tiến độ gấp rút, thực hiện cùng lúc nhiều hạng mục.

Thi công phần móng

Thi công móng là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong xây dựng nhà xưởng, là một trong những hạng mục quyết định độ bền và tính ổn định của nhà máy. Đặc biệt với các nhà xưởng nhiều tầng, nhà xưởng in, dập, nhà máy sử dụng nhiều xe nâng, cánh tay robot… cần tính ổn định cao, hệ thống móng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm.

Tùy thuộc vào các yếu tố như điều kiện địa chất, dây chuyền công nghệ, yêu cầu thiết kế… của nhà xưởng mà nhà thầu sẽ đề xuất biện pháp thi công móng phù hợp, đảm bảo tải trọng. Quá trình thi công móng cần được giám sát chặt chẽ về chất lượng, đáp ứng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, hình dạng móng, bề mặt bê tông, cường độ bê tông, khả năng chống thấm…

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng và những lưu ý an toàn

Ép cừ Larsen – hình ảnh thi công thực tế của DELCO

Thi công kết cấu nhà xưởng

Sau khi hoàn tất phần móng, nhà thầu sẽ tiến hành thi công kết cấu cột, dầm… của nhà xưởng. Tùy theo thiết kế, nhà xưởng có thể sử dụng kết cấu thép hoặc kết cấu bê tông cốt thép. Dù là phương án kết cấu nào, nhà thầu cũng cần lưu ý chất lượng thi công, đảm bảo tính thẩm mỹ và tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm tra kĩ lực xiết bulong kết cấu, phương vị kết cấu chính đối với nhà xưởng kết cấu thép, kiểm tra chất lượng bê tông và bề mặt bê tông với cột dầm bê tông cốt thép. Bên cạnh đó, các ống chờ và lỗ mở kỹ thuật đặt xuyên dầm, cột bê tông cốt thép cũng cần tính toán và thi công ngay từ giai đoạn này, tránh phải khoan đục ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ sau này.

Quy trình thi công xây dựng nhà xưởng và những lưu ý an toàn

Thi công nhà xưởng kết cấu thép – hình ảnh thi công thực tế của DELCO

Thi công kết cấu bao che

Phần kết cấu bao che nhà xưởng công nghiệp bao gồm tường bao và lắp đặt mái che. Tường bao có thể được xây bằng gạch hoặc sử dụng các tấm panel cách nhiệt để đảm bảo tiết kiệm năng lượng và cách âm tốt. Phần mái nhà xưởng, thường là các tấm tôn màu, sẽ được lắp đặt ngay sau đó để đảm bảo không gian bên trong nhà máy được bảo vệ khỏi các yếu tố thời tiết.

Kết cấu bao che cần được thi công kiên cố, vững chắc và đảm bảo kín khít để hạn chế các tác động tiêu cực của thời tiết, giúp tiết kiệm chi phí năng lượng cho hệ thống HVAC và hạn chế nguy cơ thấm dột gây ẩm mốc nguyên liệu và thành phẩm.

Thi công mái và tường bao nhà xưởng

Thi công mái và tường bao nhà xưởng – Hình ảnh thi công thực tế của DELCO

Thi công nền nhà xưởng

Quy trình thi công nền nhà xưởng bao gồm việc đổ bê tông nền và xử lý bề mặt để tạo độ phẳng và độ bền cho nền nhà. Quy trình này thường bao gồm việc san lấp mặt bằng lần cuối, đầm chặt nền đất, và đổ bê tông cốt thép. Sau khi bê tông được đổ, nền nhà xưởng sẽ được làm phẳng bằng các thiết bị chuyên dụng và xử lý bề mặt để tăng độ bền, chống mài mòn cho nền nhà. Các giải pháp nền nhà xưởng công nghiệp phổ biến là sàn sơn epoxy, sàn bê tông tăng cứng liquid hardener, sàn gạch vinyl chống tĩnh điện và sàn PU.

Thi công nền nhà xưởng

Thi công nền nhà xưởng – hình ảnh thi công thực tế của DELCO

Thi công và lắp đặt hệ thống cơ điện nhà xưởng

Hệ thống cơ điện là hệ thống chính điều khiển toàn bộ quá trình vận hành và sản xuất của nhà máy, bao gồm thiết kế hệ thống điện công nghiệp, hệ thống HVAC, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống PCCC. Quá trình thi công cơ điện nhà xưởng có thể chia làm 3 phần chính: phần cơ (Mechanical), phần điện (Electrical) và các đường ống (Plumbing).

Nhà thầu cơ điện cần có chuyên môn cao về thiết kế – thi công để triển khai các bản vẽ kỹ thuật phù hợp với thực tế hiện trường, chủ động điều chỉnh để tối ưu hiệu năng và chi phí. Bên cạnh đó, quá trình kiểm soát chất lượng và nghiệm thu hệ thống cơ điện phải được thực hiện kĩ càng, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn và đạt chuẩn vận hành về điện, PCCC, nhiệt độ và độ ẩm…

Thi công hệ thống HVAC nhà xưởng

Thi công hệ thống HVAC nhà xưởng – hình ảnh thi công thực tế của DELCO

Thi công hạ tầng và cảnh quan

Song song với hạng mục cơ điện, nhà thầu cũng sẽ tiến hành thi công hạ tầng ngoài nhà và cảnh quan nhà xưởng. Phần hạ tầng bao gồm hệ thống bể ngầm, nhà rác, hệ thống thoát nước, các đường nội bộ, khu vực đỗ xe cho công nhân, giúp tổ chức giao thông khoa học và vận hành nhà máy thuận lợi. Đồng thời, hệ thống cây xanh, sân vườn, vỉa hè… cũng được bố trí nhằm tăng tính thẩm mỹ và giúp điều hòa không khí, tạo môi trường làm việc thoáng mát, thân thiện.

Công tác hoàn thiện

Khi các hạng mục chính hoàn tất, nhà thầu thực hiện công tác hoàn thiện bao gồm sơn phủ bảo vệ, lắp đặt cửa, ốp lát, chống thấm, lắp đặt nội thất, vệ sinh công nghiệp… Giai đoạn hoàn thiện gồm rất nhiều hạng mục nhỏ được thực hiện song song hoặc chồng gối, vì vậy việc lên kế hoạch tổ chức thi công và kiểm soát chất lượng khoa học là rất cần thiết, đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng tổng thể của nhà máy, đặc biệt trong quá trình hoàn công nhà xưởng.

Công tác hoàn thiện nhà xưởng

Công tác hoàn thiện nhà xưởng – hình ảnh thi công thực tế của DELCO

Nghiệm thu và bàn giao

Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng nhà xưởng là nghiệm thu và bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Đội ngũ giám sát sẽ kết hợp với chủ đầu tư tiến hành kiểm tra toàn diện để đảm bảo an toàn và chất lượng cho nhà máy, đảm bảo bất kỳ lỗi nhỏ nào cũng được khắc phục trước khi thực hiện các thủ tục bàn giao. Đặc biệt trong quá trình hoàn công nhà xưởng, mọi hạng mục cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu, nhà xưởng được chính thức bàn giao cho chủ đầu tư và sẵn sàng đi vào hoạt động.

Nghiệm thu và bàn giao hệ thống máy nén khí

Nghiệm thu và bàn giao hệ thống máy nén khí – hình ảnh thực tế tại dự án của DELCO

Xem thêm: Bảng báo giá thiết kế thi công nhà xưởng trọn gói, chi tiết các hạng mục

Xem thêm: Chi phí xây dựng nhà xưởng được quyết định bởi những yếu tố nào?

 

Chia sẻ