Quản lý giao thông nhà máy hiệu quả, từ việc quy hoạch mặt bằng sản xuất, đến thiết kế cổng xuất nhập hàng, phân luồng giao thông nội bộ… có thể tác động đáng kể đến năng suất và chi phí vận hành nhà máy.
Tầm quan trọng của thiết kế giao thông nội bộ nhà máy
Hệ thống giao thông nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực sản xuất và vận hành trong nhà máy, bao gồm tất cả các lối đi cho công nhân trong nhà máy, hướng di chuyển của nhân sự khác, luồng vận chuyển máy móc và hàng hóa.
Thiết kế và quy hoạch giao thông trong nhà máy công nghiệp một cách hợp lý, thuận tiện, có thể giúp tối ưu quy trình sản xuất, giảm quãng đường vận chuyển, giảm thời gian chờ, đồng thời tạo điều kiện cho các bộ phận khác nhau trong nhà máy phối hợp hiệu quả hơn, từ đó nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí cho nhà máy. NNgoài ra, việc quy hoạch giao thông trong nhà máy công nghiệp hợp lý còn giúp đảm bảo an toàn sản xuất trong nhà máy, giảm thiểu khả năng xảy ra các sự cố do ùn tắc hoặc va chạm.
Làm thế nào để thiết kế giao thông trong nhà máy hiệu quả?
Bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý
Thiết kế quy hoạch nhà máy cần đảm bảo sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý. Một số khu vực sản xuất và vận hành có liên quan chặt chẽ đến nhau cần được sắp xếp nằm gần nhau. Kho nguyên liệu nên được đặt gần các cổng xuất nhập để rút ngắn thời gian vận chuyển và giảm tải áp lực cho các tuyến giao thông nội bộ. Kho thành phẩm nên nằm gần các cổng xuất hàng để dễ dàng điều phối hàng hóa ra vào. Các khu vực sản xuất và văn phòng quản lý cần được phân tách hợp lý, tạo không gian làm việc thoải mái và đảm bảo an toàn cho các nhân viên.
Thiết kế cổng xuất nhập hàng thuận tiện
Vị trí cổng xuất nhập trong nhà máy nên được đặt ở vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận từ các tuyến đường lớn, và nằm gần khu vực kho bãi để tối ưu quy trình nhập và xuất nguyên vật liệu và hàng hóa.
Thiết kế cửa lớn tại khu vực bốc dỡ, cho phép xe tải và container tiếp cận trực tiếp, sẽ giúp quá trình bốc xếp hàng hóa diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn. Quy trình vận hành cổng xuất nhập hàng nên được thiết lập một cách khoa học, sắp xếp lịch trình ra vào cụ thể cho từng loại phương tiện, sử dụng mã màu trên mặt đường hoặc các biển báo thông tin để tăng cường quản lý và hướng dẫn giao thông trong khu vực nhà máy.
Thiết kế khu vực xuất nhập hàng cho phép xe tải và container tiếp cận trực tiếp tại nhà máy NITTOKU, Hà Nam
Phân luồng giao thông an toàn
Bố trí không gian di chuyển của công nhân trong nhà máy cần có sự phân chia rõ ràng với các tuyến di chuyển của máy móc, xe cộ, tránh xung đột giữa các phương tiện và người lao động. Xe nâng và các thiết bị vận chuyển hàng hóa nặng cần có không gian riêng để giảm thiểu nguy cơ va chạm và đảm bảo tốc độ vận hành, từ đó tăng hiệu quả và an toàn trong nhà máy.
Lối đi cho công nhân trong nhà máy Power Plus Technology, được thiết kế có mái che và thuộc tuyến đường riêng để đảm bảo an toàn.
Thiết kế thẩm mỹ và hài hòa về kiến trúc
Thiết kế giao thông nội bộ trong nhà máy cũng cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và hài hòa với tổng thể kiến trúc. Một thiết kế đồng bộ, hài hòa trong cách bố trí lối đi, biển báo, các dải phân cách và các khu vực giao thông chính, không chỉ nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của doanh nghiệp, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác khi đến làm việc tại nhà máy.
Xem thêm: Các tiêu chí thiết kế văn phòng và canteen nhà máy
Xem thêm: Bảng báo giá thiết kế thi công nhà xưởng trọn gói 2024, chi tiết các hạng mục