QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh: Tiềm năng kinh tế, các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp FDI và danh sách các KCN

Quảng Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu về tốc độ phát triển và hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, đồng thời là cửa ngõ giao thương quan trọng nhất của Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN. Nhờ vị trí đắc địa, đây là địa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư FDI đến xây dựng nhà máy trong các KCN lớn tại Quảng Ninh.

Tiềm năng phát triển kinh tế Quảng Ninh

Quảng Ninh nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là một trong hai tam giác kinh tế lớn nhất Việt Nam.

– Vị trí đắc địa: Quảng Ninh giáp Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn, cách Hà Nội 3 tiếng đồng hồ di chuyển,..Điều này giúp Quảng Ninh tăng cường liên kết và thu hút các hoạt động thương mại, vận chuyển hàng hóa và dịch vụ và hợp tác kinh tế với các tỉnh thành lân cận. Vị trí này cũng dễ dàng thu hút lao động từ các tỉnh miền Bắc, tạo nguồn nhân lực phong phú để phục vụ các nhà đầu tư FDI khi xây nhà máy tại các KCN lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ, trên biển và trên không với Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động thương mại quốc tế và xuất-nhập khẩu hàng hóa.

– Hạ tầng phát triển: Quảng Ninh hiện đang dẫn đầu về tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại bao gồm: hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, sân bay, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các KCN, KKT. Theo báo cáo từ Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, hiện tại 100% các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã đầu tư hạ tầng tốt, có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường. Quảng Ninh là một trong những địa phương thuộc nhóm các tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI top đầu cả nước. 

Những ưu điểm vượt trội về hệ thống hạ tầng cơ sở là lý do nhiều nhà đầu tư lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh

– Hạ tầng giao thông: Với quan điểm tập trung chú trọng cho hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đã đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông kết nối đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn. Quảng Ninh cũng khánh thành cao tốc Vân Đồn – Móng Cái gần 13.000 tỷ (T9/2022), là trục cao tốc dài nhất Việt Nam và kết nối với 3 cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Hữu Nghị và Móng Cái. Đồng thời, đây còn là điểm trung chuyển trong khu vực Đông Á – Đông Nam Á, ASEAN – Trung Quốc, Khu vực hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt – Trung, và hợp tác liên vùng mở rộng Vịnh Bắc Bộ, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, Quảng Ninh có 4 cảng biển: Cái Lân, Cửa Ông, Vạn Gia, Mũi Chùa, khu bến Yên Hưng… Đây là các hạ tầng giao thông quan trọng kết nối Quảng Ninh với các khu vực trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh giao thương và tối ưu lĩnh vực logistics.

Chính sách thu hút đầu tư xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh

Để thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp tại Quảng Ninh, tỉnh đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện các chính sách thông thoáng, thuận lợi đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn. 

Tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông, quy hoạch thêm nhiều tuyến đường huyết mạch

Trong thời gian gần đây, tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy phát triển hạ tầng và kết nối giao thông, đảm bảo sự thuận tiện cho các nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh:

– Tập trung sử dụng nguồn lực đa dạng để đầu tư vào hạ tầng giao thông hiện đại – đồng bộ, nhằm kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên địa bàn.

– Hoàn thành nhiều tuyến đường, có thể kể đến như cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến thị xã Đông Triều; tuyến đường kết nối với Lạng Sơn, Bắc Giang; tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả kết nối với Vân Đồn; hạ tầng cửa khẩu, biên giới…

– Đầu tư cảng Vạn Ninh Móng Cái, xây dựng tuyến chuyển hàng (cargo) giữa sân bay Vân Đồn và sân bay Cần Thơ để kết nối nhanh nhất với Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa từ Nam ra Bắc, phục vụ nhà đầu tư khi xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh.

Xem thêm : Xây mới hay thuê nhà xưởng: các yếu tố nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi quyết định

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Để phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các KCN trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện một số chính sách như:

  • Mở rộng các cơ sở giáo dục đào tạo, dạy nghề chất lượng cao
  • Hợp tác đào tạo với các trường đại học trong nước và nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực có nguyện vọng về làm việc tại tỉnh…
  • Bố trí nguồn vốn hợp lý để tăng hiệu quả của lực lượng lao động qua đào tạo, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các chủ đầu tư khi xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh 
  • Triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân phục vụ cho các KCN, đảm bảo cho người lao động có nơi ăn ở ổn định và yên tâm làm việc

Nhà máy Foxconn tại KCN Đông Mai, Quảng Ninh

Trong năm 2022, quy mô nguồn nhân lực của tỉnh hiện có hơn 780.000 người, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 85%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt gần 50%. 

Ưu đãi đầu tư 

Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 386/2012/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh:

  • Các chính sách ưu đãi như chính sách đất đai (miễn tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất), ưu đãi thuế thu nhập (miễn thuế 02 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp, trừ KCN Cái Lân và KCN Việt Hưng), thuế xuất nhập khẩu (miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư; hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu,..); hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng hệ thống nước thải trong KCN, hỗ trợ các doanh nghiệp trong triển khai ứng dụng KHCN sản xuất kinh doanh; hỗ trợ về vốn tín dụng…
  • Các nhà đầu tư thứ cấp cũng sẽ được hưởng một số chính sách hỗ trợ khi đầu tư xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh 
  • Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính, đất đai, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, minh bạch 

Foxconn đầu tư xây dựng 2 nhà máy mới hơn 246 triệu USD tại tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam (trong KCN Sông Khoai – KKT ven biển Quảng Yên)

 

Nhờ các lợi thế và các chính sách đầu tư FDI hấp dẫn, tỉnh đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh như tập đoàn Foxconn, Điện khí LNG, nhà máy cảm biến máy bay Tamagawa Seiki…

Tổng kết năm 2023, tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 3 trong danh sách các tỉnh thành thu hút FDI tại Việt Nam (chỉ sau Tp.HCM và Hà Nội) với tổng số vốn đăng ký đầu tư FDI đạt 3110.57 triệu USD tăng 31.3% so với năm 2022. Trong 2 tháng đầu năm 2024 tỉnh tiếp tục thu hút 471.12 triệu USD tăng 41.8% so với cùng kỳ năm trước, hứa hẹn sẽ thực hiện hóa mục tiêu thu hút 1 tỷ USD vốn FDI trong quý 1 năm nay. 

Danh sách các khu công nghiệp

1- Khu công nghiệp Cái Lân 

– Diện tích: 78 ha

– Địa điểm: Phường Giếng Đáy và Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Vì là khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh nên KCN này thu hút đa ngành nghề bao gồm: Công nghiệp nặng: Đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, hóa chất, điện, điện tử, cơ khí; Công nghiệp nhẹ: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, may mặc, giày dép; Dịch vụ: Logistics, kho bãi, thương mại,…

2- Khu công nghiệp Việt Hưng

– Diện tích: 301 ha

– Địa điểm: Phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Công nghiệp sản xuất xe ô tô thân thiện môi trường và các loại hình công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường và dịch vụ phụ trợ cho hoạt động của KCN.

3- Khu công nghiệp Hải Yên 

–  Diện tích: 182,42 ha

– Địa điểm: Phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm, bao gồm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, lắp máy, cơ khí chính xác, chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng, cùng với chế biến thực phẩm.

4- Khu công nghiệp Đông Mai 

–  Diện tích: 167,86 ha

– Địa điểm: Phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp sạch, thân thiện môi trường.

5- Khu công nghiệp Cảng Biển Hải Hà 

– Diện tích: 4.988 ha (Giai đoạn 1: 660 ha)

– Địa điểm: nằm trong địa chính 5 xã Quảng Điền, Quảng Phong, Phú Hải, Quảng Trung và Cái Chiên, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Phát triển đa ngành, bao gồm các loại hình công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ như: Nhiệt điện, cơ khí, dệt may và phụ trợ dệt may…

6- Khu công nghiệp Sông Khoai 

– Diện tích: 714 ha

– Địa điểm: Thuộc các xã, phường Sông Khoai, Đông Mai, Cộng Hòa, Minh Thành – Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Vật liệu xây dựng như sản xuất xi măng, gạch, đá, bê tông và sản xuất vật liệu xây dựng khác

7- Khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc

– Diện tích: 3.710 ha

– Địa điểm: Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Các ngành công nghiệp liên quan đến cảng; dịch vụ cảng, logistic, công nghiệp tiêu dùng, chế biến thủy sản

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (thuộc KCN dịch vụ Đầm Nhà Mạc)

– Diện tích: 1.192 ha 

– Địa điểm: Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Khu công nghiệp Nam Tiền Phong (thuộc KCN dịch vụ Đầm Nhà Mạc)

– Diện tích: 487,4 ha 

– Địa điểm: Khu vực phía Nam xã Tiền Phong, Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Khu công nghiệp Bạch Đằng (thuộc KCN dịch vụ Đầm Nhà Mạc)

Diện tích: 176,45 ha

– Địa điểm: Xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

8- Khu công nghiệp Hoành Bồ

– Diện tích: 681 ha 

– Địa điểm: phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Công nghiệp nặng: Đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, hóa chất, điện, điện tử, cơ khí; Công nghiệp nhẹ: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, may mặc, giày dép; Dịch vụ: Logistics, kho bãi, thương mại,…

9- Khu công nghiệp Đông Triều

– Diện tích: 150 ha 

– Địa điểm: Xã Hồng Thái Đông, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông, thủy sản; sản xuất linh kiện điện tử; logistics; kho bãi; thương mại…

10- Khu công nghiệp Cẩm Phả 1

– Diện tích: 400 ha 

– Địa điểm: Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

11- Khu công nghiệp Tiên Yên

– Diện tích: 150 ha 

– Địa điểm: Xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

– Ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư: Chế biến nông, thủy sản; vật liệu xây dựng; điện, điện tử; kho bãi; thương mại; logistics

12- Khu công nghiệp Bắc Cái Bầu

– Diện tích: 550 ha 

– Địa điểm: Huyện Vân Đồn, thuộc địa bàn khu kinh tế ven biển Vân Đồn

13- Khu công nghiệp Bắc Sân Bay

– Diện tích: 450 ha 

– Địa điểm: Huyện Vân Đồn, thuộc địa bàn khu kinh tế ven biển Vân Đồn

14- Khu công nghiệp và dịch vụ logistic Vạn Ninh

– Diện tích: 2000 ha 

– Địa điểm: Thành phố Móng Cái, thuộc địa bàn Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái

15- Khu công nghiệp Hải Hà 1

– Diện tích: 713,8 ha 

– Địa điểm: Huyện Hải Hà, thuộc địa bàn Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái

16- Khu công nghiệp Hải Hà 2

– Diện tích: 743,5 ha 

– Địa điểm: Huyện Hải Hà, thuộc địa bàn Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái

 

tổng thầu xây dựng nhà máy cho nhiều dự án lớn tại hầu hết các tỉnh thành khu vực phía bắc nên DELCO tự tin có thể tư vấn và thiết kế cho mọi giai đoạn của dự án khi nhà đầu tư có ý định xây dựng nhà máy tại Quảng Ninh.

Nguồn tham khảo: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Xem thêm: Quảng Ninh đón dòng vốn FDI gần 1,7 tỷ USD

Chia sẻ