Trong những năm gần đây, Việt Nam không ngừng cải cách môi trường đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI). Một bước tiến quan trọng là việc Quốc Hội ban hành Luật số 57/2024/QH15, đưa ra nhiều ưu đãi miễn giảm một số thủ tục đầu tư, giúp rút ngắn thời gian thực hiện dự án đối với một số lĩnh vực đặc biệt.
Dự án FDI nào được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt năm 2025
Luật số 57/2024/QH15 có hiệu lực từ 15/01/2025 quy định Thủ tục đầu tư đặc biệt được áp dụng cho các dự án FDI thuộc hai nhóm lĩnh vực chính:
Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, vi mạch điện tử (IC), điện tử linh hoạt (PE):
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D);
Đầu tư vào công nghiệp sản xuất mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế và chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, vật liệu bán dẫn.
Dự án công nghệ cao
Các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên phát triển, sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo luật số 57/2024/QH15, các dự thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, vi mạch điện tử được áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt, hứa hẹn rút ngắn thời gian, giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính khi thực hiện dự án
Thủ tục đầu tư đặc biệt là gì?
Đối với các dự án được áp dụng thủ tục đầu tư đầu tư đặc biệt theo luật 57, nhà đầu tư FDI được lựa chọn đăng ký đầu tư theo thủ tục mới với các dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ tập trung… Hồ sơ đăng ký đầu tư cần bao gồm văn bản cam kết đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam về xây dựng, PCCC; Đề xuất dự án đầu tư bao gồm nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường thay thế cho đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đăng ký đầu tư được gửi cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Thời hạn xử lý hồ sơ
Thời hạn xử lý hồ sơ: 15 ngày.
Theo đánh giá của VCCI, thủ tục đầu tư đặc biệt là quy trình thực hiện dự án đầu tư khác biệt, trong đó sẽ lược bỏ khá nhiều loại giấy phép, chuyển từ cơ sở quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, rút ngắn rất lớn thời gian thực hiện dự án, kỳ vọng sẽ thu hút được các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. VCCI cũng đề nghị xây dựng quy trình thủ tục đầu tư đặc biệt theo các bước, từ giai đoạn chuẩn bị cho đến giai đoạn vận hành, trong đó quy định rõ các loại thủ tục được miễn, thủ tục nào cần thực hiện, để đảm bảo thuận lợi cho nhà đầu tư cũng như tạo căn cứ cho cơ quan quản lý giám sát.
Xem thêm: Xu hướng phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam
Xem thêm: Các loại thuế ở Việt Nam và ưu đãi thuế cho doanh nghiệp FDI