Xu hướng phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Năm 2023, Việt Nam có hơn 38 nghìn dự án FDI còn hiệu lực đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao với tổng vốn đăng ký hơn 453 tỷ USD, vốn thực hiện lũy kế đạt 287 tỷ USD chiếm 63,3% tổng vốn đăng ký. Nhiều doanh nghiệp lớn ngành công nghiệp công nghệ cao đã đầu tư vào Việt Nam như Samsung, Apple, Medochemie…

Tình hình ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay

Thu hút FDI vào ngành công nghiệp công nghệ cao đã trở thành chiến lược ưu tiên của Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2023, Việt Nam có hơn 38 nghìn dự án FDI còn hiệu lực đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao với tổng vốn đăng ký hơn 453 tỷ USD, vốn thực hiện lũy kế đạt 287 tỷ USD chiếm 63,3% tổng vốn đăng ký. Hiện nay cả nước có 3 khu công nghệ cao là khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghệ cao Hòa Lạc và khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Toàn cảnh khu công nghệ cao Đà Nẵng

Toàn cảnh khu công nghệ cao Đà Nẵng

Một trong những điểm sáng của ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam là đã thu hút được nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới điển hình như Samsung đã đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội với vốn đầu tư ước tính 220 triệu USD. Samsung cũng công bố tăng mức tài trợ tại Việt Nam từ 18 tỷ USD lên 20 tỷ USD và tăng vốn lên 920 triệu USD cho dự án Samsung Electro-mechanics Vietnam tại tỉnh Thái Nguyên.

Apple cũng đã chuyển hoạt động sản xuất ipad từ Trung Quốc sang Việt Nam và yêu cầu đối tác lớn nhất của hãng là Foxconn thành lập dây chuyền sản xuất MacBook tại Việt Nam. Foxconn và GoerTek đã công bố đầu tư bổ sung 300 triệu USD vào tỉnh Bắc Giang, Pegatron đầu tư khoảng 481 triệu USD để xây dựng nhà máy ở Hải Phòng và có kế hoạch di dời trung tâm nghiên cứu và phát triển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Nhà máy Foxconn tại tỉnh Bắc Giang

Nhà máy Foxconn tại tỉnh Bắc Giang

Bên cạnh đó, lĩnh vực công nghệ y tế, dược phẩm cũng có bước tiến lớn khi AstraZeneca đã đầu tư gần 7000 tỷ đồng và chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam. Medochemie cũng đã đầu tư vào 5 nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao, tập trung về thuốc chuyển giao công nghệ chất lượng cao sản xuất xuất khẩu sang châu Âu.

Ngoài ra các lĩnh vực công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo cũng ngày một phát triển, thu hút được nhiều các tên tuổi lớn trên thế giới như Amgen, First Solar, Canadian Solar…

Xem thêm: Triển vọng thu hút FDI từ châu Âu đầu tư vào Việt Nam 2024

Tại sao Việt Nam thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành công nghệ cao

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới và được The World Bank dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 6% vào năm 2024. Với tình hình kinh tế ổn định và phát triển, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư ngành công nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh đó, một số yếu tố như chi phí lao động thấp hơn so với các nước trong khu vực, việc tích hợp các chuỗi cung ứng dễ dàng hơn, tiếp cận thương mại tự do tốt hơn cũng thu hút các tập đoàn lớn ngành công nghệ di chuyển tới Việt Nam. Hơn hết, Việt nam còn tham gia 15 hiệp định thương mại tự do FTA khác nhau, liên kết thương mại với trên 50 quốc gia giúp các doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan cũng như mở rộng thị trường xuất/nhập khẩu.

các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào ngành công nghệ cao tại Việt Nam

Thêm vào đó, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào ngành công nghệ cao tại Việt Nam còn được hưởng các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ như:

  • Ưu đãi về thuế thu nhập: doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm theo Điều 13 Luật số 32/2013/QH13, được miễn thuế thu nhập trong 4 năm đầu và được giảm 50% thuế thu nhập trong 9 năm tiếp theo theo nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
  • Ưu đãi thuế giá trị gia tăng: doanh nghiệp được áp dụng thuế suất 5% đối với giá trị gia tăng.
  • Miễn thuế nhập khẩu: doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 5 năm.
  • Ưu đãi tiền thuê đất: doanh nghiệp được miễn/giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất có thời hạn theo Điều 14 Nghị định 35/2017/NĐ-CP.

Xu hướng phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam dần chuyển dịch cơ cấu thu hút đầu tư theo hướng có chọn lọc, chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu, chuyển hướng tập trung từ xuất khẩu các sản phẩm sản xuất công nghệ thấp sang hàng hóa công nghệ cao hơn. Việt Nam ưu tiên các dự án áp dụng công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao và có tác động kết nối chuỗi sản xuất đi liền với đào tạo nhân lực.

Xu hướng phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Một số ngành công nghiệp công nghệ cao có tiềm năng phát triển tại Việt Nam và được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay phải kể đến là ngành công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng… Đặc biệt là ngành công nghệ điện tử, đã có 25/190 đối tác của Apple đang đặt nhà máy tại Việt Nam với dự kiến đến năm 2025 Việt Nam sẽ sản xuất 65% tai nghe AirPods, 20% Apple watch và Ipad và 5% máy tính xách tay Macbook… Ngành công nghệ sinh học cũng được nhà nước chú trọng quan tâm, dự kiến đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng lên 50% và đóng góp tới 7% GDP của cả nước.

Xu Hướng Phát Triển Ngành Công Nghiệp Công Nghệ Cao

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lớn ngành công nghệ của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng như FPT Semiconductor đã cho ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong các sản phẩm internet vạn vật (IoT) lĩnh vực y tế. Viettel cũng đã trở thành nhà cung cấp sản phẩm gia công cơ khí chính xác tích hợp vào sản phẩm cho ngành hàng không vũ trụ của Meggitt.

Chính phủ Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu và chiến lược cụ thể thu hút FDI công nghệ cao như cam kết ban hành các chính sách, ưu đãi và quy định mới để mở rộng và phát các khu công nghệ cao, phấn đấu nâng tỷ lệ vốn đăng ký nước ngoài từ châu Âu, châu Mỹ và châu Á lên trên 70% tổng vốn giải ngân tại Việt Nam vào năm 2025 và 75% vào 2030.

 

Xem thêm: Báo cáo thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam 2023: tiếp đà tăng trưởng, hấp dẫn nhà đầu tư trên toàn thế giới

Xem thêm: Xu hướng phát triển ngành chế xuất tại Việt Nam: phát triển bền vững, tập trung đẩy mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao.

 

Chia sẻ