QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Các phương án tối ưu chi phí logistic cho nhà đầu tư FDI tại Việt Nam

Nhằm tối ưu chi phí logistic và tăng sức cạnh tranh, Việt Nam đã đưa ra các phương án như xây dựng hệ thống kho vận thông minh, bình ổn giá xăng dầu, tinh gọn thủ tục xuất nhập khẩu, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp…

Chi phí logistic nội địa và xuất khẩu tại Việt Nam

Chi phí logistic có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như địa điểm, khối lượng hàng hóa, đơn vị vận chuyển… Mỗi yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tài chính của nhà đầu tư.

Bảng giá tham khảo chi phí vận tải bằng đường bộ từ các tỉnh đến cảng Hải Phòng (chưa bao gồm VAT)

Địa điểm Container 20’ 

(USD/cont)

Container 40’ 

(USD/cont)

Hải Phòng 46,55 – 91,09 54,66 – 99,19
Hải Dương 103,24 – 135,63 127,53 – 147,77
Hưng Yên 143,72 – 151,82 151,82 – 188,66
Hà Nội 159,92 – 212,55 171,66 – 228,34
Bắc Ninh 164,37 – 180,16 180,16 – 196,36
Bắc Giang 172,06 – 216,60 212,55 – 260,73
Vĩnh Phúc 204,86 – 232,79 252,84 – 269,23
Phú Thọ 309,72 – 366,80 334,41 – 423,15
Yên Bái 374,09 – 414,57 405,67 – 447,15
Thái Bình 127,53 – 176,12 176,12 – 196,36
Nam Định 172,06 – 204,86 196,36 – 220,65
Ninh Bình 204,86 – 220,65 216,60 – 232,79
Hà Nam 188,66 – 244,94 200,40 – 269,23
Thanh Hóa 237,65 – 269,23 329,96 – 390,69
Nghệ An, Hà Tĩnh 378,94 – 491,09 450,20 – 564,78
Quảng Ninh 135,63 – 362,75 147,77 – 435,83
Lạng Sơn 6,550 – 7,950 7,550 – 8,750
Thái Nguyên 6,850 – 8,350 7,750 – 9,350

Bảng giá tham khảo chi phí vận chuyển đường bộ từ các tỉnh đến cảng TP.HCM (chưa bao gồm VAT)

Địa điểm Container 20’ 

(USD/cont)

Container 40’ 

(USD/cont)

Khu vực TP. Hồ Chí Minh 87,04 – 127,53 54,66 – 139,67
Bình Dương 91,09 – 135,63 103,24 – 143,72
Đồng Nai 95,14 – 139,67 107,29 – 160,32
Bà Rịa – Vũng Tàu 151,82 – 180,16 164,37 – 188,66
Long An 131,58 – 151,82 139,67 – 160,32
Tiền Giang 180,16 – 273,28 200,40 – 293,52

 

Bảng giá tham khảo chi phí vận tải đường biển từ cảng Hải Phòng và cảng TP. HCM đến các cảng tại khu vực châu Âu

Địa điểm Container 20’ 

(USD/cont)

Container 40’ 

(USD/cont)

Hãng tàu 
Rotterdam / Antwerp / Hamburg / Bremerhaven / Felixstowe / LGP / Southampton / Le Harve 3700 6800 HMM
4000 5800 MSC
3800 6500 YML
Valencia / Algeciras / Barcelona / Marseille / Genoa / La Spezia / Gioia Tauro 4100 6200 HMM
4550 6450 MSC
4000 5800 COSCO
Gdansk / Gdynia 4200 6800 COSCO
Piraeus / Istanbul / Ashdod 4150 5950 ZIM
Koper / Rijeka 4590 6700 MSC
Klapeida / Riga / Tallinn 4450 7250 MSC
Dublin / Belfast 4100 6600 COSCO
Lisbon / Leixoes 4490 6450 MSC

 

Chi phí logistics tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 16 – 17% GDP, khá cao so với một số quốc gia khác như Nhật Bản (11% GDP), Singapore (8%), Malaysia (13%) và Indonesia (13%). Đây là một thách thức lớn mà Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và đang nỗ lực tìm cách giảm thiểu để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo dự thảo của Bộ Công Thương, Việt Nam đang xây dựng chiến lược nhằm giảm chi phí logistics xuống mức 12% – 15% GDP trong giai đoạn 2025 – 2035, với mục tiêu đưa chỉ số LPI (Logistics Performance Index) lên hạng 40 thế giới. Đến năm 2045, chi phí này sẽ tiếp tục giảm xuống còn 10% – 12% GDP, đồng thời đưa Việt Nam vào top 30 quốc gia có chỉ số LPI cao nhất toàn cầu.

Chi phí logistic nội địa và xuất khẩu tại Việt Nam

Xem thêm: Những lợi thế thu hút nhà đầu tư FDI xây dựng nhà máy tại Hải Phòng

Các phương án giảm chi phí logistic từ chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam

Tiếp tục xây dựng hạ tầng logistic

Một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí logistics là tiếp tục đầu tư và phát triển hệ thống hạ tầng logistics. Ngày 16/7/2024, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt lập quy hoạch 30 cảng hàng không trong giai đoạn 2021 – 2025, trong có có 14 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không quốc nội. Dự kiến đến năm 2050, Việt Nam sẽ phát triển 2 trung tâm vận tải hàng không trung chuyển quốc tế tại Hà Nội và TP. HCM giúp tăng cường kết nối và giảm chi phí vận tải quốc tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chú trọng quy hoạch và phát triển hệ thống cảng biển nhằm đáp ứng nhu cầu xuất/nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể, về kết cấu hạ tầng, hiện nay Việt Nam đang ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế như Lạch Huyện, Cái Mép – Thị Vải, Cần Giờ với mục tiêu hình thành cụm cảng trung chuyển quốc tế quy mô lớn tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế tại cửa sông Cái Mép. Đồng thời, Chính phủ cũng đã phê duyệt điều chỉnh nhu cầu vốn lên khoảng 313.000 tỷ đồng để đầu tư các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa thuộc hệ thống cảng biển đến năm 2030.

Ứng dụng công nghệ trong xuất nhập khẩu

Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số đã được Việt Nam chú trọng triển khai trong các hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa nhằm giảm thời gian xe chờ, tiết kiệm chi phí và tăng năng suất vận chuyển. Các hệ thống hiện đại đã được áp dụng như hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan, máy soi container di động… đã mang lại hiệu quả đáng kể trong việc quản lý và điều phối hoạt động logistics. Những công nghệ này cho phép phát hiện sớm các vấn đề rủi ro tiềm ẩn, giúp cơ quan quản lý có kế hoạch xử lý kịp thời, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển và giao đúng hạn, giảm thiểu chi phí phát sinh không cần thiết trong quá trình lưu kho hoặc chờ đợi tại cảng.

Xây dựng hệ thống kho vận thông minh

Ngành kho vận hiện đại tại Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều tên tuổi lớn trên thế giới đến đầu tư như Mapletree, BW Industrial, SLP… Theo FiinGroup, giai đoạn 2024 – 2027, sẽ có 25 dự án kho xưởng mới với tổng diện tích bổ sung lên đến 1,87 triệu m² được triển khai, tốc độ tăng trưởng hàng năm của diện tích kho vận hiện đại dự kiến đạt 7%. Các dự án này sẽ được ứng dụng công nghệ hiện đại, hệ thống nhà kho được xây dựng phù hợp với các loại xe vận tải, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Việc mở rộng hệ thống kho bãi giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí, giảm thời gian lưu chuyển và bốc dỡ hàng hóa, góp phần tối ưu hóa hiệu quả hoạt động logistics.

Nỗ lực bình ổn giá xăng dầu

Chi phí xăng dầu chiếm 60 – 65% tổng chi phí vận tải, do đó khi giá xăng dầu tăng, chi phí logistic tại Việt Nam cũng tăng mạnh. Để ứng phó, Việt Nam đã xây dựng Quỹ bình ổn giá xăng và thực hiện điều chỉnh giá xăng ba lần mỗi tháng, nhằm đảm bảo giá phù hợp với biến động thị trường. Những nỗ lực này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến động giá xăng dầu, ổn định chi phí logistic và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Tinh gọn thủ tục xuất nhập khẩu, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp

Nhằm tinh gọn thủ tục xuất nhập khẩu, ngành hải quan đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như tăng cường rà soát và bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, cắt giảm và đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ năm 2020 đến 2023, các đề xuất cắt giảm thủ tục đã đạt 8%, giúp giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp lên đến 10,2 tỷ đồng mỗi năm.

Ngoài ra, nhiều chính sách ưu đãi đã được triển khai, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp. Theo chủ trương của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng trong năm 2024 tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 1-2%. Một số ngân hàng như Agribank đã dành 20.000 tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi giảm từ 2 – 2,4%/năm dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hay PGBank cũng cung cấp gói hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất giảm 1 – 2% cho các doanh nghiệp ưu tiên, đồng thời triển khai chương trình cho vay tín chấp, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn hơn.

Các phương án giúp nhà đầu tư chủ động tối ưu chi phí logistic

Lựa chọn đối tác và phương thức vận chuyển phù hợp

Lựa chọn đối tác và phương thức vận chuyển phù hợp là yếu tố quan trọng để tối ưu chi phí logistic. Hợp tác với các công ty logistic địa phương, có hiểu biết sâu về thị trường Việt Nam sẽ giúp nhà đầu tư FDI có giải pháp vận chuyển hiệu quả và chi phí hợp lý hơn. Đồng thời, việc đàm phán, ký kết hợp đồng dài hạn cũng sẽ giúp nhà đầu tư có được mức giá ưu đãi, ổn định và giảm thiểu rủi ro biến động chi phí hiệu quả.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn phương thức vận tải phù hợp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá chính xác các yếu tố như khoảng cách, thời gian vận chuyển, đặc điểm hàng hóa… nhằm tận dụng thế mạnh của từng phương thức, tối ưu hóa tuyến đường và giảm tổng chi phí vận chuyển.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý kho

Sử dụng phần mềm quản lý kho giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao tình trạng hàng hóa, cũng như tối ưu không gian lưu trữ hiệu quả. Một số phần mềm quản lý kho phổ biến như SAP EWM, WMS cho phép doanh nghiệp theo dõi hạn sử dụng, tình trạng của từng lô hàng, đảm bảo các sản phẩm được xuất kho theo đúng thứ tự FIFO (First In, First Out) hoặc FEFO (First Expired, First Out), phù hợp với các doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ về hạn sử dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể áp dụng mô hình Just-In-Time (JIT) để giảm lượng hàng tồn kho, chỉ sản xuất và lưu trữ khi có nhu cầu, từ đó cắt giảm chi phí lưu kho và giảm rủi ro hàng hóa lỗi thời.

Ngoài ra, việc sử dụng robot, băng tải, máy quét mã vạch… cũng sẽ giúp quy trình vận hành được tự động hóa, giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa nhân công, từ đó giảm chi phí và cải thiện tốc độ xử lý đơn hàng cho chủ đầu tư.

Lựa chọn vị trí nhà xưởng, kho phù hợp

Lựa chọn vị trí nhà xưởng, kho bãi phù hợp là yếu tố then chốt để tối ưu hóa chi phí logistic cho nhà đầu tư. Việc đặt nhà xưởng gần nguồn cung ứng và thị trường tiêu thụ giúp doanh nghiệp rút ngắn quãng đường vận chuyển, tiết kiệm thời gian và chi phí, đặc biệt với các ngành yêu cầu cung ứng liên tục hoặc sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn. Ngoài ra, vị trí gần các tuyến giao thông chính như cảng biển, sân bay hay quốc lộ cũng sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc xuất/nhập hàng hóa. Hơn hết, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc về chi phí đất đai và hạ tầng khi lựa chọn vị trí đặt nhà xưởng để vừa có lợi thế giao thông, vừa phù hợp với ngân sách dài hạn.

Để lựa chọn được vị trí xây dựng nhà máy thuận lợi cũng như tối ưu hóa chi phí, nhà đầu tư cần hợp tác với một Tổng thầu uy tín ngay từ những bước đầu tiên. Là một Tổng thầu Design – Build với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà máy trên khắp cả nước, DELCO cung cấp quy trình tư vấn thiết kế và xây dựng toàn diện, không chỉ hỗ trợ nhà đầu tư lựa chọn địa điểm phù hợp, mà còn tư vấn thiết kế tổng mặt bằng nhà xưởng và phân khu chức năng hợp lý, nhằm đảm bảo tối ưu chi phí và hiệu quả vận hành lâu dài.

Xem thêm: Xây dựng nhà máy tại Thanh Hóa: Lợi thế từ vị trí, nguồn nhân lực và ưu đãi FDI

Xem thêm: Liên hệ: Tư vấn đầu tư thiết kế và xây dựng nhà máy – tối ưu chi phí

 

Chia sẻ