Những lợi thế thu hút nhà đầu tư FDI xây dựng nhà máy tại Hải Phòng

Hải Phòng xếp thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI với với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,8 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư cả nước nhờ các lợi thế tự nhiên cùng các chính sách, ưu đãi hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy tại Hải Phòng.

Tiềm năng phát triển kinh tế tại Hải Phòng

Vị trí địa lý đắc địa với cảng biển lớn nhất miền Bắc

Hải Phòng nằm trong vùng tam giác phát triển Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tiếp giáp với 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng có đường bờ biển dài 125km, hội tụ 5 cửa sông lớn: Lạch Tray, Bạch Đằng, Cửa Cấm, Văn Úc và Thái Bình. 

Hải Phòng có số lượng bến cảng chiếm 17,6% tổng số bến cảng của Việt Nam và sở hữu cảng Hải Phòng lớn nhất miền Bắc, lớn thứ 2 cả nước chỉ sau cảng Sài Gòn. Đây cũng là thành phố cảng gần với khu vực Tây Nam Trung Quốc nhất so với các tỉnh khác, là trung tâm giao thương trọng điểm giữa miền Bắc Việt Nam với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và thị trường quốc tế. 

Hải Phòng có vị trí địa lý đắc địa với cảng biển lớn nhất miền Bắc

Hạ tầng giao thông phát triển, hội tụ đủ 5 loại hình giao thông quan trọng.

Hội tụ đủ 5 loại hình giao thông bao gồm: đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường bộ, Hải Phòng trở thành cửa ngõ công nghiệp, đầu mối giao thương quan trọng kết nối với các tỉnh ven biển duyên hải Bắc Bộ và các đầu mối giao thông hàng hải quốc tế.

  • Hải Phòng sở hữu cảng hàng không Cát Bi kết nối với các nước như Thái Lan, Hàn Quốc cùng các tỉnh Trung Quốc như Quảng Châu, Vân Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương trong và ngoài nước. 

cảng hàng không Cát Bi kết nối với các nước

  • Hệ thống cảng biển dày đặc với 52 bến cảng như cảng Lạch Huyện, cảng Nam Đình Vũ, Tân Vũ… là tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics.
  • Mạng lưới đường thủy nội địa dài gần 2.700km, chiếm gần 40% tổng chiều dài đường thủy nội địa cả nước.
  • Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đi qua các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương giúp việc di chuyển hàng hóa thuận tiện hơn. 
  • Hệ thống đường bộ được đầu tư phát triển điển hình như xây dựng cao tốc Hà Nội – Hải phòng, cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái, cầu vượt Tân Vũ – Lạch Huyện… kết nối các đầu mối kinh tế giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí hiệu quả. 

Hạ tầng giao thông phát triển là một trong những yếu tố then chốt giúp thu hút các chủ đầu tư xây dựng nhà máy tại thành phố Hải Phòng ngày một nhiều hơn.  

Hạ tầng khu công nghiệp phát triển vượt trội

Hiện nay, Hải Phòng có 14 khu công nghiệp đang hoạt động với quỹ đất sản xuất công nghiệp là 4.028,46 ha và tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 60,5%. 

Bên cạnh đó, Hải Phòng còn đẩy mạnh việc cho thuê nhà kho, nhà xưởng. Một số khu công nghiệp chú trọng cho thuê hệ thống nhà xưởng cao cấp, chất lượng cao phải kể đến như khu công nghiệp VSIP, DEEP C… với hệ thống cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải, hệ thống thông tin liên lạc và phòng cháy chữa cháy được đầu tư phát triển hiện đại. 

Ngoài ra, Hải Phòng đã đầu tư gần 1.600 tỷ đồng để xây dựng khu nhà ở xã hội với 2.538 căn hộ cho công nhân tại khu công nghiệp Tràng Duệ tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp tại khu công nghiệp.

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ II - Hải Phòng (ảnh phối cảnh)

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ II – Hải Phòng (ảnh phối cảnh)

Tính đến hiện nay thành phố đã có 913 dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký 29,42 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến tháng 11/2023 Hải Phòng thu hút vốn FDI đạt 2,8 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước chỉ sau Quảng Ninh. 

Các chính sách phát triển và ưu đãi đầu tư thu hút xây dựng nhà máy tại Hải Phòng

Các chính sách phát triển

Để thu hút đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy tại Hải Phòng, thành phố đã có nhiều chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư.

  • Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ cao, sản xuất sạch nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.  
  • Xây dựng đề án đào tạo nghề chất lượng cao trong một số lĩnh vực công nghiệp như điện tử, sản xuất bán dẫn, công nghệ tin học, logistic…
  • Xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng công vụ.
  • Thực hiện cải cách hành chính: thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch giúp giải quyết nhanh chóng các thủ tục đầu tư để nhà đầu tư tại Hải Phòng có thể nhanh chóng đưa nhà máy vào vận hành.

Ưu đãi cho các khu công nghiệp

Ngoài những chính sách thuận lợi, thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư FDI xây dựng nhà máy ở Hải Phòng, thành phố còn có những ưu đãi hấp dẫn dành cho các khu công nghiệp.

  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo. 
  • Từ năm đầu tiên doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp chỉ cần chịu thuế suất thu nhập là 17% thay vì 20% như thuế suất thông thường. 
  • Doanh nghiệp được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê theo quy định tại Nghị định số 46/2014/ND-CP.

Với những ưu đãi và chính sách phát triển trên, thành phố đã thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư có quy mô lớn xây dựng nhà máy nhà xưởng tại Hải Phòng. Các tập đoàn lớn trên thế giới lần lượt đầu tư, thiết kế nhà máy tại Hải Phòng và đặt trụ sở tại thành phố như Tập đoàn LG với vốn đăng ký 9,24 tỷ USD, Tập đoàn Bridgestone với 1,224 tỷ USD, Pegatron với 900 triệu USD… 

Danh sách và bản đồ các khu công nghiệp tại Hải Phòng

Danh sách 14 khu công nghiệp đang hoạt động

Danh sách và bản đồ các khu công nghiệp tại Hải Phòng

  1. Khu công nghiệp Deep C Hải Phòng I:
  • Diện tích: 541 ha
  • Địa điểm: Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP. Hải Phòng
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 1997 – 2047)
  1. Khu công nghiệp Deep C Hải Phòng II:
  • Diện tích: 645 ha
  • Địa điểm: Vòng xuyến cầu Tân Vũ – Lạch Huyện, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP. Hải Phòng
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2018 – 2068)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 70%
  1. Khu công nghiệp Deep C Hải Phòng III:
  • Diện tích: 520 ha
  • Địa điểm: Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2014 – 2064)
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: Linh kiện ngành năng lượng tái tạo; Logistics và dịch vụ, sản xuất ô tô và phụ tùng; công nghiệp hóa chất, hóa dầu 
  1. Khu công nghiệp Tràng Duệ
  • Địa điểm: xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng
  • Tổng diện tích: 1.088 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2011 – 2061)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 86%
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường, lắp ráp điện, công nghiệp phụ trợ…
  1. Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng
  • Địa điểm: Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
  • Diện tích: 1.600 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2008 – 2058)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 71,38%.
  •  Ngành nghề thu hút đầu tư: công nghiệp sạch
  1. Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền
  • Địa điểm: Xã Kiền Bái, Thiên Hương, Lâm Động và Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
  • Tổng diện tích: 263,47 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2008 – 2058)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 60%
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: sản xuất thiết bị hỗ trợ công nghệ đầu tư, các sản phẩm trang trí nội/ngoại thất xuất khẩu, công nghệ hỗ trợ, công nghệ cao, các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất trong KCN…
  1. Khu công nghiệp Nam Đình Vũ
  • Địa điểm: Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP. Hải Phòng
  • Diện tích: 1.329 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2009 – 2059)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 32 – 40%
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: linh kiện điện tử, Logistics, kinh doanh kho, xăng dầu và khí hóa lỏng, công nghiệp nặng, năng lượng
  1. Khu công nghiệp An Dương
  • Địa điểm: Xã Bắc Sơn và xã Nam Sơn, Huyện An Dương, Hải Phòng
  • Diện tích: 196,1 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2008 – 2058)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 92%
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng cao cấp và các dự án có công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường
  1. Khu công nghiệp Nomura 
  • Địa điểm: quốc lộ 5, Quận An Dương, Hải Phòng
  • Diện tích: 153 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 1994 – 2044)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: chế tạo máy, cơ khí chính xác; sản xuất linh kiện ôtô, xe máy, linh kiện thiết bị điện, điện tử, dệt may và  thiết bị hàng hải, bao bì…

Kyoritsu Vietnam Factory Construction

Kyoritsu VIET NAM工場

Dự án xây dựng nhà máy Kyoritsu Việt Nam tại KCN Nomura, An Dương, Hải Phòng do Delco làm nhà thầu thiết kế & xây dựng

  1. Khu công nghiệp MP Đình Vũ
  • Địa điểm: Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 231 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2008 – 2058)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, lắp ráp điện…
  1. Khu công nghiệp Đồ Sơn
  • Địa điểm: phường Ngọc Xuyên, Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 150 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2004 – 2054)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 50%
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: các dự án công nghệ xanh, thiết bị điện tử; du lịch; thực phẩm sạch, hải sản, tinh chế sản phẩm nông nghiệp; máy móc phục vụ xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp; in bao bì, trang trí nội/ngoại thất…
  1. Khu công nghiệp – Đô thị Tràng Cát
  • Vị trí: phường Tràng Cát, quận Hải An, tp. Hải Phòng
  • Diện tích: hơn 800 ha.
  • Thời gian vận hành: 50 năm (từ 2020 – 2070)
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: công nghệ thông tin, công nghiệp sạch thân thiện với môi trường…
  1. Khu công nghiệp Cầu Cựu
  • Địa điểm: Xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng
  • Diện tích: 106 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (2020 – 2070)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 60%
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: đầu tư sản xuất với các sản phẩm công nghệ cao, lắp ráp điện…
  1. Khu công nghiệp Bến Rừng
  • Địa điểm: Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, xã Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 1964 ha
  • Thời gian vận hành: 50 năm (2020 – 2070)
  • Tỷ lệ lấp đầy: 60%
  • Ngành nghề thu hút đầu tư: đóng tàu, gia công cơ khí, chế tạo máy, công nghiệp năng lượng, cảng, kho bãi…

Danh sách các khu công nghiệp quy hoạch giai đoạn 2021 – 2025

  1. Khu công nghiệp Thuỷ Nguyên
  • Vị trí: Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 319 ha
  1. Khu công nghiệp và phi thuế quan Xuân Cầu
  • Vị trí: huyện đảo Cát Hải
  • Diện tích: 752 ha
  1. Khu công nghiệp Nam Tràng Cát
  • Vị trí: hơn 200 ha
  • Diện tích: quận Hải An, Thành phố Hải Phòng
  1. Khu công nghiệp Kiến Thuỵ
  • Vị trí: quận Kiến Thuỵ, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 900 ha
  1. Khu công nghiệp Vinh Quang
  • Vị trí: huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: gần 500 ha
  1. Khu công nghiệp Tiên Thanh
  • Vị trí: huyện Tiên Lãng
  • Diện tích: hơn 400 ha
  1. Khu công nghiệp Tiên Lãng 1, Tiên Lãng 2
  • Vị trí: huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: gần 1,000 ha
  1. Khu công nghiệp Tràng Duệ (GĐ3)
  • Vị trí: quận An Dương, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 687 ha
  1. Khu công nghiệp Giang Biên 2
  • Vị trí: huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 350 ha
  1. Khu công nghiệp An Hoà
  • Vị trí: huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 200 ha
  1. Khu công nghiệp An Hưng – Đại Bản
  • Vị trí: quận An Dương, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 450 ha
  1. Khu công nghiệp đảo Cái Tráp
  • Vị trí: huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 250 ha
  1. Khu công nghiệp Sao Mai
  • Vị trí: huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng
  • Diện tích: 407 ha

Với hàng loạt khu công nghiệp đã và đang chuẩn bị triển khai, Hải Phòng được dự báo tiếp tục nằm trong top đầu về nguồn cung bất động sản công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy tại Hải Phòng trong tương lai nhờ sở hữu quỹ đất cho thuê lớn nhất.

Theo Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng

Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp Việt Nam – 2023 

Xem thêm: Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam 2023: Tỷ lệ lấp đầy trên 80%, hoàn thiện và phát triển giao thông hạ tầng

Xem thêm:  GDP Việt Nam 2023, dự báo tăng trưởng năm 2024

Chia sẻ