Những yếu tố thu hút các nhà đầu tư lựa chọn xây dựng nhà máy tại Hải Dương

Với những lợi thế vốn có, Hải Dương luôn nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi và xây dựng môi trường tốt nhất để hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp.

Tại sao nên lựa chọn xây dựng nhà máy tại Hải Dương

Vị trí địa lý

Hải Dương có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi khi nằm trên hai hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội – Nam Ninh – Quảng Châu. Bên cạnh đó, Hải Dương còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 57 km về phía tây, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía đông thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh lân cận. 

Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương

Phía Đông giáp với Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng nhờ đó Hải Dương đạt được hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sang các nước Trung Quốc thông qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, xuất khẩu nông sản sang Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua các cảng Cái Lân, cụm cảng Hải Phòng,…

Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên (nơi có các tuyến đường quan trọng nối liền các khu kinh tế, thương mại của miền Bắc) tạo cơ hội tốt cho giao lưu kinh tế và vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh. 

Phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình (là tỉnh có dân số đông thứ 4 trong số 10 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng) đóng góp một lượng lớn lao động cho các KCN trên địa bàn tỉnh.

Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, hợp tác và học hỏi trên các phương diện: nông nghiệp, công nghiệp, kết nối hạ tầng giao thông,…

Điều kiện địa chất tự nhiên

Với địa hình đồi núi thấp chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, tỉnh Hải Dương chứa nhiều loại khoáng sản, có tiềm năng rất lớn về sản xuất vật liệu xây dựng:

  • Đá vôi xi măng ở Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn đủ để sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng/năm trong thời gian 50 – 70 năm.
  • Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 400.000 tấn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ.
  • Đất sét chịu lửa ở Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.
  • Bô xít ở Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn

Mạng lưới giao thông

Hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt phân bố hợp lý, thuận lợi cho việc giao thông qua lại giữa các tỉnh thành.

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hải Dương

  • Đường bộ

Hải Dương có nhiều tuyến quốc lộ chạy ngang qua địa bàn: QL5, QL18 (đoạn qua Chí Linh dài 20 km), QL37, QL38, QL 38B (nối Hải Dương – Ninh Bình), QL10, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (quốc lộ 5B). Ngoài ra còn có đường tỉnh với 14 tuyến dài 347,36 km (đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng) và đường huyện 392,589 km và 1.386,15 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.

  • Đường sắt

Hải Dương có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng song song với Quốc lộ 5, vận chuyển hàng hóa và hành khách qua 7 ga trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân chạy qua Chí Linh, chuyên vận chuyển nông, lâm sản và các sản vật bản địa từ các tỉnh miền núi phía Bắc qua Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) ra nước ngoài, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh này.

  • Đường thủy

Với 400 km đường sông cho tàu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Công suất cảng Cống Câu là 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng vận tải hàng hóa một cách thuận lợi.

Hiện nay tỉnh Hải Dương có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý gồm sông Thái Bình, sông Thương, sông Luộc, sông Kinh Thầy và sông Kinh Môn, … Tổng chiều dài 274,5 km, trong đó sông Thái Bình và sông Luộc là những tuyến đường thủy quan trọng của khu vực đồng bằng sông Hồng.

  • Phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng

Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, do đó tỉnh đã đầu tư mạnh cho công tác phát triển hạ tầng giao thông. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đoạn qua tỉnh dài 40 km, 82 km đường gom cao tốc, 7 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 189 km; 21 đường tỉnh với tổng chiều dài 354 km…

Ngoài ra, tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Quảng Ninh và Hải Phòng để xây dựng hàng loạt công trình giao thông. Với Hải Phòng có cầu Quảng Thành nối huyện Thanh Hà với huyện An Lão trên sông Văn Úc; Cầu Đình bắc qua sông Kinh Thầy nối thành phố Kinh Môn với huyện Thủy Nguyên. Với Quảng Ninh có dự án Cầu Triệu bắc qua sông Kinh Thầy nối TP Đông Triều với Quốc lộ 389, TP Kinh Môn.

Hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Hệ thống điện: Lấy từ lưới điện Quốc gia do Điện lực Hải Dương cấp qua 2 đường dây 22 kV và 35 kV nối sẵn đến từng cơ sở.

Hệ thống sản xuất nước sạch: Lấy từ Nhà máy thủy điện Hải Dương  công suất 20.000 m3/ngày đêm.

Hệ thống xử lý nước thải: Theo thiết kế của khu công nghiệp sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất xử lý  2.000 m3/ngày đêm đảm bảo nước thải thải ra đạt tiêu chuẩn loại A theo Tiêu chuẩn Môi trường  Việt Nam.

Hệ thống đường nội bộ: Các trục đường chính trong khu công nghiệp rộng 30-33m và các đường phụ rộng 13,5 – 17,5m.

Hệ thống chiếu sáng: Hệ thống đèn cao áp được thiết kế hoạt động hai bên đường với khoảng cách trung bình là 30m.

Hệ thống PCCC: Được bố trí dọc các trục đường trong khu công nghiệp với khoảng cách giữa các đầu là 150m, đáp ứng kịp thời việc cấp nước chữa cháy trong các trường hợp khẩn cấp.

Hệ thống thông tin liên lạc: Do các nhà cung cấp hạ tầng viễn thông kết nối theo nhu cầu của nhà đầu tư.

Chính sách thu hút FDI

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động

Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo riêng, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo chuyên môn cấp quốc gia cho một lao động tại địa phương, nhưng không quá một triệu đồng cho một lao động trong toàn bộ khóa đào tạo. Số tiền trên tỉnh sẽ cấp cho các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn để đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực dồi dào

Tỉnh Hải Dương gồm 10 quận, 1 thành phố và 1 thị xã với dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó hơn 60% trong độ tuổi lao động. Phần lớn dân số (khoảng 84,5%) sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp. Đây sẽ là nguồn lao động quan trọng và dồi dào cho các dự án đầu tư.

Đồng bộ cải cách thủ tục hành chính

Tỉnh chủ động cung cấp địa chỉ thư điện tử, đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về các kiến ​​nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, hoạt động.

Ngoài ra, Hải Dương còn là tỉnh đi đầu cả nước về bảo đảm cơ sở hạ tầng tốt nhất để cạnh tranh với các tỉnh, thành phố lân cận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ về mặt pháp lý, các vấn đề  thủ tục hành chính, giải quyết công việc quản lý một cách nhanh chóng. Hỗ trợ người nước ngoài, tạo điều kiện hấp dẫn, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh, lãnh đạo tỉnh sẵn sàng tiếp thu, hướng dẫn, tháo gỡ và kiến ​​nghị các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp.

Tính đến ngày 31/3/2022 thì Hải Dương thu hút 490 dự án FDI, đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ tăng số lượng nhà máy nhà xưởng và các công ty tại địa bàn lên đáng kể (Theo Báo Hải Dương)

hai duong thu hut490 du an fdiCác yếu tố tác động đến hút vốn FDI của tỉnh

Quy mô kinh tế đứng thứ 11 cả nước

Theo số liệu của Cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương đạt 8,6% vào năm 2021, cao thứ 8/63 cả nước và đứng thứ 4 trong số 11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng (sau Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nam).

Tuy chịu ảnh hưởng tiêu cực do COVID-19 nhưng tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng phục hồi và có mức tăng trưởng dương trên 20% trong quý II và quý III năm 2021.

Xem thêm: Thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà xưởng tại Hải Dương năm 2021

Đặc điểm quy hoạch vùng

Năm 2022, tỉnh Hải Dương sẽ tập trung  giải phóng mặt bằng để triển khai  xây dựng cơ sở hạ tầng 6 khu công nghiệp. Trong đó 4 KCN mới bắt đầu triển khai xây dựng hạ tầng gồm: KCN Quốc Tuấn – An Bình (nay đổi tên thành KCN An Phát 1) thuộc huyện Nam Sách; KCN Phúc Điền mở rộng thuộc huyện Kim Thành. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục triển khai 2 KCN đã thành lập là KCN Tân Trường mở rộng và KCN Đại An mở rộng (giai đoạn 2) thuộc huyện Cẩm Giàng.

Bản đồ các khu công nghiệp Hải Dương

Theo đó, tổng diện tích quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp khoảng 1.097 ha. Diện tích đất công nghiệp cho thuê là 754 ha.

Danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 11 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.732 ha. Trong đó khu công nghiệp Đại An mở rộng là có diện tích lớn nhất vùng (416 ha).

Khu công nghiệp Đại An mở rộng

Khu công nghiệp Đại An mở rộng

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV phát triển hạ tầng KCN Đại An
  • Quy mô: 416 ha 
  • Vị trí: Huyện Cẩm Giàng và TP.Hải Dương

Khu công nghiệp Tân Trường

  • Chủ đầu tư: CTCP đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang
  • Quy mô: 198 ha 
  • Vị trí: Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Kỹ thuật cao An Phát 
  • Quy mô: 46 ha 
  • Vị trí: Km 47, Quốc lộ 5, TP.Hải Dương

Khu công nghiệp Lai Cách

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đại Dương 
  • Quy mô: 135,4 ha 
  • Vị trí: Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

Khu công nghiệp Cộng Hòa

  • Chủ đầu tư: CTCP phát triển đô thị và KCN cao su Việt Nam 
  • Quy mô: 201,2 ha 
  • Vị trí: Thị xã Chí Linh, Hải Dương 

Khu công nghiệp Nam Sách

KCN Nam Sách Hải Dương

  • Chủ đầu tư: CTCP đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang
  • Quy mô: 63 ha 
  • Vị trí: TP.Hải Dương 

Khu công nghiệp Phúc Điền

  • Chủ đầu tư: CTCP đầu tư và phát triển hạ tầng Nam Quang
  • Quy mô: 83 ha 
  • Vị trí: Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

Khu công nghiệp Đại An

  • Chủ đầu tư: CTCP Đại An 
  • Quy mô: 136 ha 
  • Vị trí: Nằm trên Km 51, TP.Hải Dương

Khu công nghiệp Lai Vu

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV khu công nghiệp Lai Vu  
  • Quy mô: 213 ha 
  • Vị trí: Huyện Kim Thành, Hải Dương

Khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền

  • Chủ đầu tư: CTCP phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore
  • Quy mô: 184 ha 
  • Vị trí: Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương 

Khu công nghiệp Phú Thái

  • Khu công nghiệp Phú TháiChủ đầu tư: New World Fashion Group PLC 
  • Quy mô: 56,7 ha
  • Vị trí: Huyện Kim Thành, Hải Dương

DELCO đã có kinh nghiệm tư vấn, thiết kế và xây dựng nhà máy tại Hải Dương như nhà máy Nhà máy FIT Việt Nam (Nhật Bản), Nhà máy MEIKO TOWADA (KCN Phúc Điền),…. Nhờ vậy, DELCO có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về thủ tục đầu tư, xây dựng nhà máy, các ưu đãi đầu tư, quy định của Ban quản lý các khu công nghiệp… để có thể tư vấn và hỗ trợ hiệu quả cho nhà đầu tư trong mọi giai đoạn của dự án xây dựng nhà máy tại Hải Dương.

 

Tổng thầu xây dựng nhà máy FIT Việt Nam

Nhà máy FIT Việt Nam (Nhật Bản)

Tổng thầu xây dựng Nhà máy MEIKO TOWADA Việt Nam

Dự án xây dựng nhà máy MEIKO TOWADA Việt Nam

Chia sẻ

Thẻ:, ,