Thay đổi trong Thông tư 01/2021/TT-BXD về thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng

Văn bản pháp luật liên quan: Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý dự án đầu tư xây dựng thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP; Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I đến IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP nêu rất rõ và cụ thể quy trình thủ tục các bước thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng. 

Dưới đây là bảng so sánh những điểm mới đáng chú ý giữa Nghị định 15/2021 và Nghị định 59/2015 trong thủ tục cấp giấy phép xây dựng:

Nghị định 15/2021/NĐ-CP

(Có hiệu lực từ ngày 03/3/2021)

Nghị định 59/2015/NĐ-CP

(Có hiệu lực từ ngày 05/8/2015)

1. Yêu cầu năng lực của Chủ đầu tư khi tổ chức thực hiện quản lý dự án

Căn cứ Điều 23 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, khi áp dụng hình thức quản lý dự án là Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án, điều kiện năng lực đã được quy định rõ ràng hơn, cá nhân đảm nhận chức danh “Giám đốc quản lý dự án” phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án (giống quy định của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực), trừ trường hợp dự án chỉ lập Báo cáo Kinh tế – Kỹ thuật. Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP thì chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng;

2. Thiết kế xây dựng

2.1 Các bước thiết kế xây dựng

Điều 31 Nghị định 15/2021/NĐ-CP:

Tùy theo quy mô, tính chất của dự án, số bước thiết kế xây dựng được xác định tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

 

Theo khoản 1 Điều 23, số bước thiết kế xây dựng được ấn định gồm: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.

2.2 Nhiệm vụ thiết kế xây dựng

 

Căn cứ: Điều 32 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định rõ người lập, yêu cầu đối với nhiệm vụ thiết kế xây dựng và nội dung thiết kế xây dựng, cụ thể:

Người lập: Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.

Yêu cầu: Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết.

Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:

– Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;

– Mục tiêu xây dựng công trình;

– Địa điểm xây dựng công trình;

– Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;

– Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.

Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

Không quy định

3. Giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng

3.1 Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì quy hoạch phân khu xây dựng là cơ sở để xem xét cấp giấy phép xây dựng (khoản 2 Điều 41)

Không quy định

3.2 Quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Điều 42 Nghị định 15/2021/NĐ-CP đưa ra quy định chung về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng như:

– Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng được gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

– Các văn bản, giấy tờ, bản vẽ thiết kế trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.

– Bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ quy định về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng.

– Khi nộp hồ sơ dưới dạng bản sao điện tử, chủ đầu tư chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng.

Không quy định

3.3 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Căn cứ Điều 43, 44, 45, 46 và Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng được quy định chặt chẽ, chi tiết về thành phần hồ sơ, số lượng bản vẽ đối với từng loại công trình cụ thể.

Mặc dù có quy định theo từng loại nhưng không quy định chi tiết.

Infographic so sánh

Thay đổi trong Thông tư 01/2021/TT-BXD về thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng

Xem thêm nội dung đầy đủ của Nghị định 15/2021/NĐ-CP đầy đủ tại đây 

— Bản quyền bài viết trên website delco-construction.com thuộc về DELCO® Construction. Vui lòng không sao chép, chỉnh sửa bất cứ hình ảnh, nội dung nào khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản từ DELCO®. — 

Chia sẻ