Vì sao nên chọn xây dựng nhà máy, nhà xưởng tại Bắc Giang

Với xu hướng mở rộng các KCN ra các tỉnh vùng ven, ngày càng có nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp lựa chọn xây dựng nhà máy, nhà xưởng tại Bắc Giang bởi những lý do sau:

Vị trí địa lý thuận lợi 

Bắc Giang là là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng top đầu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cách trung tâm Hà Nội chỉ 50km với vị trí địa lý:

Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh

Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội

Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn

Phía Nam giáp các tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc GiangNằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, tiếp giáp với các vùng kinh tế trọng điểm và vùng nguyên liệu, thuận lợi cho các hoạt động logistic, xuất – nhập khẩu nguyên liệu và các hàng hóa thành phẩm. 

Đặc điểm quy hoạch vùng

Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.462 ha, 38 cụm công nghiệp với diện tích hơn 1208 ha, trong đó có 5 khu công nghiệp đang thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Ngày 23/2/2021 chính phủ đã cho phép thành lập thêm 3 KCN ở Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang và mở rộng 3 KCN Quang Châu, Hòa Phú,Việt Hàn với tổng diện tích hơn 1.100 ha.

Mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông tỉnh Bắc GiangMạng lưới giao thông của tỉnh Bắc Giang có cả đường bộ, đường sông và đường sắt, thuận tiện cho giao thông qua lại và vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu trong và ngoài tỉnh.

Đường bộ gồm QL1, QL31, QL37, QL279, cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, đường Tây Yên Tử – Hải Dương, Quảng Ninh và đường CT Vành Đai 5 Hà Nội.

Tỉnh Bắc Giang có 3 con sông chính chảy qua gồm sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam với tổng chiều dài khoảng 354 km.

Ngoài các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường thủy, Bắc Giang còn có 3 tuyến đường sắt chạy ngang qua gồm:

  • Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng dài 167 km, đoạn qua địa phận Bắc Giang dài 40 km;
  • Tuyến Kép – Hạ Long dài 106 km, qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 32,77 km;
  • Tuyến Kép – Lưu Xá dài 57 km trong đó có 23 km chạy qua Bắc Giang;

Hệ thống nhà ga được phân bổ đều ở khắp các tuyến: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép, Mỏ Trạng, Bảo Sơn, … Các ga này có đủ năng lực vận chuyển hành khách, xếp dỡ hàng hóa với khối lượng lớn.

Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao

Trong những năm qua, cơ cấu của tỉnh đã phát triển theo hướng tích cực. Năm 2020, lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm 37,6%, dịch vụ chiếm 24%, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 38,4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên, đến năm 2020 đạt 70%. Sẵn sàng cung cấp lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề cao đến các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Toàn tỉnh hiện có 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng , 4 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 41 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng chất lượng đào tạo nghề cho người lao động.

Ưu đãi đầu tư, chú trọng vào sản xuất công nghệ cao và thân thiện với môi trường

Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 được áp dụng kể từ ngày 01/01/2021, các chủ đầu tư, doanh nghiệp khi đầu tư dự án tại Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa,… (Bắc Giang) sẽ được hưởng các các hình thức ưu đãi đầu tư sau đây: 

  • Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thuế suất thông thường (trong một thời hạn xác định hoặc toàn bộ thời gian của dự án đầu tư)
  • Miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 
  • Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất
  • Miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất

Xem thêm: Doanh nghiệp Hàn Quốc dẫn đầu số dự án đầu tư tại Bắc Giang

Các yếu tố khác liên quan đến đầu tư FDI 

Cơ sở hạ tầng tại Bắc Giang

Bắc Giang khởi công nhiều công trình hạ tầng trong quý II gồm xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Dự án Đường nối Quốc lộ 37 – Quốc lộ 17 – Võ Nhai (Thái Nguyên) (2021-2024); Dự án xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (2022-2025); Dự án Hạ tầng, kho bãi trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang,…

Kinh tế – xã hội nằm trong top khá của cả nước

Trong 3 tháng đầu năm 2022, tỉnh Bắc Giang đã thu hút được 11 dự án đầu tư với tổng số vốn 310,52 triệu USD vốn đầu tư quy đổi, bằng 44,45% so với cùng kỳ. Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) có nhiều chuyển biến tích cực, vươn lên nằm trong nhóm khá của cả nước.

Thủ tục hành chính

Tỉnh Bắc Giang tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho DN; ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; cải cách thủ tục hành chính theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch với cơ chế “một cửa liên thông”.

Danh sách các khu công nghiệp tại Bắc Giang

Khu công nghiệp Yên Lư – 377 ha

KCN Yên Lư tỉnh Bắc GiangĐầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Yên Lư theo Quyết định số 2242/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ngày 31/12/2021.

  • Chủ đầu tư: CTCP BĐS Cappela 
  • Vị trí: nằm trên QL17, thuận lợi cho việc giao thông qua lại giữa các cảng biển, sân bay, các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Bắc Ninh qua QL1A và QL18.

Khu công nghiệp Yên Sơn – Bắc Lũng – 300 ha

Khu công nghiệp Yên Sơn – Bắc Lũng thuộc huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang là một Khu công nghiệp mới được thành lập năm 2021 theo quyết định số 712/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang. Trong những năm tới, đây sẽ là điểm đầu tư sáng cho các nhà đầu tư.

KCN Bắc Lũng Bắc GiangVị trí giao thông thuận tiện:

Nằm ngay cạnh QL37, QL18 và QL1A, kết nối linh hoạt và nhanh chóng đến các địa phương và các vùng kinh tế khác trong khu vực, nhờ đó Bắc Giang khai thác tối đa tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ.

Xem thêm: Những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư giúp Bắc Giang lọt top thu hút vốn FDI nhất cả nước

Khu công nghiệp Việt Hàn – 197,31 ha

Quy hoạch phân khu KCN Việt Hàn tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt tại Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 14/7/2021. Đến ngày 14/02/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ra Quyết định số 161/QĐ-UBND về việc Phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN Việt Hàn tỷ lệ 1/500.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư Thiên Ân

Vị trí: Dự án triển khai tại các xã: Tăng Tiến, Hồng Thái và thị trấn Nếnh.

Tổng mức đầu tư: hơn 199 tỷ đồng

KCN Việt Hàn chủ yếu thu hút các ngành nghề bao gồm:

  • Công nghiệp cơ khí chế tạo
  • Cơ khí chính xác
  • Sản xuất thiết bị điện
  • Sản xuất thiết bị y tế
  • Sản xuất hàng tiêu dùng
  • Các ngành công nghiệp nhẹ thân thiện với môi trường

Khu công nghiệp Tân Hưng – 105,3 ha

KCN Tân Hưng, Bắc GiangChủ đầu tư: Công ty Cổ phần Lideco 1 (Hà Nội)

Vị trí: nằm gần cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn

  • Cách thủ đô Hà Nội 65km – khoảng 50 phút đi ô tô;
  • Cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km – khoảng 45 phút đi ô tô;
  • Cách Lạng Sơn 90km;
  • Cách cảng quốc tế Cái Lân và cảng quốc tế Hải Phòng 110 km;
  • Cách cửa khẩu Móng Cái 100 km.

Với quỹ đất công nghiệp được quy hoạch ở mức trung bình là 105,3 ha, KCN Tân Hưng được tỉnh Bắc Giang định hướng là khu công nghiệp tập trung phát triển những ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường nên tương lai sẽ được xây dựng đồng bộ hạ tầng hiện đại để đáp ứng mục tiêu phát triển.

Khu công nghiệp Quang Châu – 426 ha

KCN Quang Châu được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 637/QĐTTg ngày 25/4/2006. Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện về đường thủy, đường bộ và đường sắt.

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn- Bắc Giang
  • Vị trí: gần QL 1A và sông Cầu
  • Quy mô: 426 ha, với quy mô phát triển đô thị là 150 ha.

Khu công nghiệp Vân Trung – 350 ha

KCN Vân Châu tỉnh Bắc Giang

Dự án được thành lập vào năm 2007 được chia thành 2 giai đoạn với tổng diện tích 425 ha. Với diện tích rộng lớn, các nhà máy hiện đại và cơ sở hạ tầng hiện đại, khu công nghiệp kể từ khi thành lập đã mang lại điều kiện sản xuất và làm việc tốt nhất cho các công ty trong và ngoài nước.

  • Chủ đầu tư: Fujang – Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải – Đài Loan
  • Vị trí: thuộc 2 huyện Việt Yên và Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. KCN nằm trên trục đường quốc lộ 1A đi đến biên giới Việt – Trung và trục đường cao tốc Hà Nội

Khu công nghiệp Hòa Phú – 207,45 ha

KCN Hòa Phú được thành lập theo quyết định số 1437/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 9/9/2016. Có diện tích quy hoạch trên 400 ha, trong đó thực hiện giai đoạn 1 là 207 ha (giai đoạn 2 là 200 ha).

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hòa Phú Invest
  • Tổng mức đầu tư: 1.933 tỷ đồng
  • Vị trí: Nằm sát đường tỉnh lộ 295, gần Sông Cầu

Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng (154,6 ha)

KCN Song Khê – Nội Hoàng được thành lập năm 2007, nằm sát Quốc lộ 1A mới Hà Nội – Lạng Sơn. Cách thành phố Bắc Giang 5km, cách thủ đô Hà Nội 45km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách cảng Hải Phòng 115km, cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 115km.

  • Chủ đầu tư: CTCP Phát triển Fuji Bắc Giang và Công ty PT Hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang
  • Vị trí: nằm trên địa bàn thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng
  • Quy mô: tổng diện tích 154,6 ha (năm 2019) và có thể lên đến 300 ha

Khu công nghiệp Đình Trám – 127 ha

  • Chủ đầu tư: Công ty PT Hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang
  • Vị trí: nằm ngay nút giao giữa Quốc lộ 1A cũ và 1A mới, trên địa phận 2 xã Hoàng Ninh và Hồng Thái huyện Yên Việt
  • Quy mô: Quy mô ban đầu quy hoạch là 158 ha, sau đó đến năm 2020 được rút xuống còn 127 ha

Xem thêm: Những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng nhà máy tại Bắc Giang

Trong tương lai, Bắc Giang sẽ có thêm 27 KCN với tổng diện tích khoảng 9.000 ha và 69 CCN diện tích gần 3.000 ha tập trung ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa và Lạng Giang…

Tổng thầu xây dựng nhà máy HAEM

DELCO đã có kinh nghiệm tư vấn, thiết kế và xây dựng nhiều nhà máy tại Bắc Giang như nhà máy HAEM Vina (KCN Song Khê – Nội Hoàng), nhà máy INOUE (KCN Quang Châu), nhà máy Hashimoto Seimitsu Việt Nam (KCN Đình Trám). Nhờ vậy, DELCO có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm thực tế về thủ tục đầu tư, xây dựng nhà máy, các ưu đãi đầu tư, quy định của Ban quản lý các khu công nghiệp… để có thể tư vấn và hỗ trợ hiệu quả cho nhà đầu tư trong mọi giai đoạn của dự án xây dựng nhà máy tại Bắc Giang.

 

Chia sẻ

Thẻ:, , ,