Bão giá thép và nguyên vật liệu xây dựng khiến nhà thầu lao đao

Giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép tăng cao khiến nhà thầu lao đao. Tiếp tục thi công thì chắc chắn lỗ, dừng thi công thì vi phạm hợp đồng đã ký, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín trong ngành.

Giá thép “trên trời”

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công thương), giá quặng sắt tại Trung Quốc, Singapore,… liên tục đi xuống từ cuối tháng 5 đến nay. Dù giá quặng sắt đã sụt giảm nhưng giá sắt thép trong nước vẫn giữ nguyên mức cao như thời điểm hai tuần trước.

Thép cuộn Hòa Phát có giá 18,27 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 vẫn có giá 17,81 triệu đồng/tấn. Hay thép Việt Đức vẫn bán giá thép cuộn CB240 là 18,11 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 vẫn là 17,61 triệu đồng/tấn;… chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10% và phí vận chuyển từ nhà máy đến người sử dụng.

Thông báo tăng giá thép Hòa Phát 12/5

Thông báo tăng giá thép Hòa Phát 19/5

Sau nhiều lần thông báo tăng giá liên tiếp chỉ cách nhau vài ngày, tính đến hiện tại, giá thép có thể tạm coi là “hạ nhiệt”, nhưng vẫn ở một mức giá “trên trời”.

Vật liệu xây dựng tăng giá và có nguy cơ khan hiếm

Dù không tăng liên tục và tăng phi mã như thép, nhưng sự tăng giá và có nguy cơ khan hiếm của các mặt hàng như cát, gạch, xi măng,…  cũng gây không ít khó khăn đối với các tổng thầu xây dựng. Theo phản ánh của các công ty xây dựng, thời điểm cuối quý 2/2021 so với đầu năm, cát và đá đã tăng giá từ 15 – 20%, gạch xây tăng 10%, xi măng, gạch ốp lát, bê tông tăng từ 5 – 10%.

Cát tăng giá và có nguy cơ khan hiếm

Giá cát lấp từ 110.000 đồng/m3 thời điểm đầu năm, nay đã tăng lên 210.000 đồng/m3; cát vàng xây dựng đã tăng lên 500.000 đồng/m3.

Nhà thầu lao đao vì bão giá

Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm 40 – 70% tổng dự toán công trình. Nếu 4 – 5 loại vật liệu xây dựng chính như sắt, thép, xi măng, cát, đá, gạch,… cùng tăng giá, chi phí xây dựng sẽ bị đẩy lên nhiều lần.

Theo tính toán của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nam Định, đối với các công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng có giá trị từ 10 tỷ đồng trở xuống, giá trị bù lỗ cho vật liệu xây dựng đầu vào lên đến khoảng 600 – 700 triệu đồng. Đối với các công trình thực hiện hợp đồng giá trọn gói, vấn đề biến động giá nguyên vật liệu khiến nhiều tổng thầu xây dựng lao đao, rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: tiếp tục thi công thì chắc chắn lỗ, dừng thi công thì vi phạm hợp đồng đã ký, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín trong ngành.

Tình hình giá nguyên vật liệu xây dựng biến động ảnh hưởng chi phí xây dựng công trình

Tổng thầu xây dựng thường ký kết hợp đồng Chìa khóa trao tay (Lump Sum Turnkey) với điều khoản giá trọn gói, Delco cũng gặp không ít khó khăn giai đoạn này. Dù vậy, Delco vẫn cố gắng đảm bảo chất lượng thi công như đã cam kết, cân bằng chi phí và đảm bảo mức giá tốt nhất cho chủ đầu tư.

Tình hình giá nguyên vật liệu xây dựng biến động liên tục

Tình hình giá nguyên vật liệu biến động liên tục đòi hỏi đội ngũ kỹ sư và cán bộ Delco tập trung xử lý khối lượng công việc gấp 2 – 3 lần so với bình thường, luôn theo sát thị trường, dự đoán trước đà tăng tiếp theo và có những biện pháp ứng phó liên tục. Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý dự án đã giúp Delco quản lý sát sao các tài nguyên, tăng tốc độ xử lý công việc, tăng độ chính xác, theo kịp tốc độ tăng giá của thị trường.

Xem thêm: Delco ứng dụng chuyển đổi số trong thiết kế, thi công và quản lý dự án

Nguồn: Bảng giá thép xây dựng Steelonline.vn; Báo Tuổi trẻ; Báo Lao Động

Chia sẻ

Thẻ:,