QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Làn sóng thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Intel, Foxconn… đã đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam bởi các chính sách ưu đãi thuế, chi phí nhân công cạnh tranh, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Các ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử được kéo theo phát triển, giúp Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu các mặt hàng công nghệ điện tử thuộc top đầu thế giới.

Việt Nam là thị trường điện tử thu hút các doanh nghiệp FDI

Được đánh giá là một trong những thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao, Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp điện tử. Hiện nay đã có rất nhiều hãng điện tử nổi tiếng đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam như Apple, Samsung, LG, Canon, Nintendo… Các tập đoàn lớn như Intel của Mỹ, Amkor, Hana Micron Vina của Hàn Quốc hay Goertek của Trung Quốc cũng đã lựa chọn đầu tư vào Việt Nam trong năm 2023 vừa qua.

Ngoài ra, Việt Nam còn là thị trường xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới, điều này giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam có nhiều lợi thế thương mại về thị trường, thủ tục xuất khẩu cũng như được hưởng nhiều ưu đãi thuế tại các quốc gia lớn. 

Việt Nam đang đón làn sóng chuyển dịch đầu tư ngành công nghiệp điện tử

Tại sao các quốc gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam?

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung diễn ra, Mỹ đưa ra mức thuế suất lên tới 25% cho nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị khoảng 50 tỷ USD, trong đó mặt hàng điện tử chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Ngay sau đó, Trung Quốc cũng đáp trả lại với mức thuế suất tương tự. Để tránh bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiêu cực, giảm thiểu rủi ro về thuế cũng như các chi phí đầu tư khác, các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử đã tìm cách dịch chuyển dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng, rút khỏi hai quốc gia này.

Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có vị trí giáp với Trung Quốc và những mặt hàng linh kiện điện tử là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, Việt Nam trở thành quốc gia được nhiều ông lớn trong ngành công nghiệp điện tử như Apple, Intel… lựa chọn để đặt nhà máy sản xuất.

Những thuận lợi khi đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam ngày càng thu hút các doanh nghiệp nước ngoài do có vị trí thuận lợi, các chính sách phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng công nghiệp hiện đại, tối ưu cho logistic và vận hành sản xuất.

Bên cạnh đó, dân số Việt Nam hiện đang trên 100 triệu dân, trong đó 60% dân số đang ở độ tuổi lao động, hoàn toàn đáp ứng được phần lớn nhu cầu lao sản xuất hàng điện tử với chi phí sản xuất thấp hơn so với khu vực giúp các doanh nghiệp FDI tăng năng suất sản xuất và lợi nhuận. Ngoài ra, theo đánh giá của Samsung Việt Nam, hầu hết các kỹ sư công nghệ điện tử tại Việt Nam có trình độ chuyên môn khá cao so với các nước ASEAN. Đây cũng là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư FDI.

Đặc biệt, các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam sẽ được miễn giảm thuế xuất nhập khẩu từ các nước EU, ASEAN lên tới 100% theo các hiệp định thương mại TPP, FTA…. mà Việt Nam đã ký kết. Trước xu hướng phát triển của ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam còn đưa ra các chính sách ưu đãi thuế như miễn thuế bổ sung trong 2 hoặc 4 năm và giảm 50% thuế từ 4 – 9 năm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, nhằm thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp sản xuất điện tử đến đặt nhà máy tại Việt Nam.

Xem thêm: Tình hình kinh tế Việt Nam 2023 và triển vọng 2024

Tiềm năng thu hút FDI vào ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong dài hạn

Bên cạnh việc sở hữu vị trí thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cùng chi phí nhân công giá rẻ, Việt Nam còn có các chính sách ưu đãi đầu tư, đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp điện tử giúp các doanh nghiệp phát triển lâu dài tại Việt Nam.

Nhiều tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như Intel, Samsung, Amkor, Goertek… đã đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam, kéo theo chuỗi các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử cũng phát triển theo. Đặc biệt sau chuyến thăm Việt nam của tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9/2023, triển vọng thu hút đầu tư FDI ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam trở nên tích cực hơn, giúp Việt Nam dần trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng, nằm trong top đầu các thị trường điện tử toàn cầu.

Một số dự án đầu tư điển hình trong ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam

Cho tới thời điểm hiện tại, các “ông lớn” như Intel, Samsung, LG, Foxconn… đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam khi đầu tư và mở rộng các nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử với quy mô lớn trong khu vực ASEAN nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Cụ thể, vào tháng 10/2010, Tập đoàn Intel của Mỹ đầu tư xây dựng nhà máy tại TP.HCM trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và kiểm định các sản phẩm chip máy tính và là cơ sở chiếm tổng sản lượng lớn nhất toàn cầu (50%).

Nhà máy Intel tại TP.HCM

Tháng 3/2008, tập đoàn Samsung của Hàn Quốc nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất điện tử, điện thoại di động, các thiết bị điện tử gia dụng… lần lượt đặt 6 nhà máy tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, TP.HCM, trong đó nhà máy Samsung tại Thái Nguyên có doanh thu cao nhất tại Việt Nam với gần 28 tỷ USD.

Nhà máy Samsung tại Thái Nguyên.

Ngoài ra, từ năm 2016 tới nay Hàn Quốc đã đầu tư vào Hải Phòng 07 dự án lớn là LG Electronics, LG Display, LG Innotek, LG CNS, LG Chemical – 2 dự án và LG International với tổng vốn đầu tư 7,24 tỷ USD.

Nhà máy LG Display tại Hải Phòng

Tập đoàn Foxconn của Đài Loan đã đặt 7 nhà máy sản xuất linh kiện chính của Apple, thiết bị máy tính, hàng điện tử, công nghệ thông tin tại Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh. 

Nhà máy Foxconn tại Bắc Giang

Để đưa dây chuyền sản xuất vào vận hành ổn định thì việc lắp đặt nhà máy nhanh chóng và chất lượng là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nước ngoài. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm được một tổng thầu uy tín, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà máy, xây dựng nhà xưởng chất lượng cao..

DELCO tự hào là tổng thầu thiết kế và thi công được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và tin tưởng với các dự án trọng điểm có vốn đầu tư nước ngoài. Dưới đây là một số dự án có vốn đầu tư FDI về lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Việt Nam mà DELCO đã thi công và xây dựng:

Nhà máy HAEM VINA 2020 (Hàn Quốc) tại KCN Sông Khê – Nội Hoàng, tỉnh Bắc Giang.

Nhà máy mới Power Plus Technology 2019 – 2020 (Đài Loan) tại KCN Quế Võ 3, Bắc Ninh.

DOOSAN Electro – Materials工場

Nhà máy Doosan (Hàn Quốc) tại KCN Đại An, Tứ Minh, Hải Dương.

Thông tin tổng hợp từ: Tạp chí Tài chính, Tổng cục Thống kê, Tạp chí điện tử Công nghiệp môi trường,
WTO, Báo Lao động, VCCI, GSO, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Xem thêm: Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam: các chính sách thu hút FDI và dự báo tăng trưởng trong tương lai

Xem thêm : Báo cáo thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam 2023: tiếp đà tăng trưởng, hấp dẫn nhà đầu tư trên toàn thế giới

Chia sẻ