QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam: các chính sách thu hút FDI và dự báo tăng trưởng trong tương lai

Việt Nam áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô và xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN và châu Âu. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng mạnh và đạt quy mô từ 700.000 – 800.000 xe/năm vào 2025 và trên 1.000.000 xe/năm vào 2030.

Việt Nam là thị trường tiềm năng mới cho các doanh nghiệp FDI ngành ô tô

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 377 doanh nghiệp ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp nước ngoài, chiếm tỷ lệ 46,43% tổng số doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam. Một số hãng ô tô lớn đã đặt nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam như Hyundai của Hàn Quốc; Honda, Toyota, Mitsubishi của Nhật Bản; Ford của Mỹ…

Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục trở thành một thị trường mới đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư FDI khi một số nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô liên tiếp được xây dựng như: nhà máy Skoda với 100% vốn đầu tư bởi TC Group đang được xây dựng tại Quảng Ninh, nhà máy Geleximco tại Thái Bình với vốn đầu tư 7000 tỷ đồng, nhà máy Hyundai Thành Công Việt Nam số 2 tại Ninh Bình với vốn đầu tư 3200 tỷ đồng…

Delco làm tổng thầu xây dựng dự án nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô IWASEYA tại KCN Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang

Tại sao Việt Nam thu hút dòng vốn FDI ngành công nghiệp ô tô?

Các nhà đầu tư FDI lựa chọn đặt nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam do Việt Nam đang là một trong những thị trường ô tô có tiềm năng tăng trưởng cao nhất thế giới, tỷ lệ sở hữu ô tô ở mức 50 xe/1000 dân, tăng 30,6% so với 2020. 

Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định như EVFTA, UKVFTA giúp các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu từ các nước EU, đặc biệt một số linh kiện sẽ được áp dụng mức thuế 0% vào năm 2027 như bugi, lốp xe con… Các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô từ các nước ASEAN khi nhập khẩu vào Việt Nam cũng được áp dụng thuế suất 0% theo hiệp định ATIGA. 

Một số chính sách ưu đã cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam

Ngoài ra, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp ô tô có vốn FDI tại Trung Quốc. Trung Quốc tăng thuế ô tô xuất khẩu do Mỹ sản xuất từ 15% lên 40% kết hợp cùng dịch Covid khiến nhiều nhà máy ô tô tại Trung Quốc phải đóng cửa, nhiều hãng lớn gặp khó khăn và tìm cách rút khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam là nước giáp Trung Quốc, có vị trí giao thông thuận lợi cùng chi phí lao động cạnh tranh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thu hút các doanh nghiệp FDI gia nhập ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Các chính sách ưu đãi cho ngành ô tô Việt Nam

Trước thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay, ngoài các chính sách miễn giảm thuế theo các hiệp định đã ký kết, Việt Nam còn đưa ra các chính sách thuận lợi, ưu đãi hấp dẫn cho ngành công nghiệp ô tô như áp dụng thuế nhập khẩu 0% đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc sản xuất tại Thailand, Indonesia. Miễn thuế với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc theo nghị định 125/2022/NĐ-CP, giảm 50% lệ phí trước bạ, gia hạn thời hạn nộp thuế…

Việt Nam chú trọng hỗ trợ và thúc đẩy ô tô điện phát triển với những chính sách ưu đãi đặc biệt như chính sách khuyến khích sử dụng xe điện, miễn phí trước bạ 0% cho các xe mới, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 15% xuống còn 3%.

Các yếu tố thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Ngoài ra, theo hiệp định EVFTA, nước nhập khẩu sẽ phải thừa nhận kết quả thử nghiệm, chứng nhận tại nước xuất khẩu. Do đó Chính phủ đã ban hành nghị định 60/2023/NĐ-CP quy định về kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu, giúp tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước tham gia hiệp định.

Tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Các chính sách ưu đãi hấp dẫn của Chính phủ cũng thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp ô tô nước ngoài. Một số các hãng lớn điển hình như Toyota, Honda, Hyundai… đã và đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam, việc này kéo theo chuỗi các nhà sản xuất cung ứng linh kiện phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô cũng đầu tư vào Việt Nam, giúp thị trường ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Xu hướng điện hóa ô tô đang được đẩy mạnh tại Việt Nam. Vinfast hiện đang là doanh nghiệp tiên phong trong việc đón đầu xu hướng thế giới về ô tô điện. Hiện nay doanh nghiệp đã cho ra các dòng xe điện như xe bus, xe con… và được đón nhận trong và ngoài nước. Đặc biệt Vinfast đã nhận được 65.000 đơn đặt hàng xe điện tại Mỹ cùng các đơn hàng lớn khác tại Canada và các nước EU. 

Xu hướng điện hóa ô tô đang được đẩy mạnh tại Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện đang là thị trường ô tô lớn thứ 4 ASEAN, với những tiềm năng tăng trưởng hiện tại cùng định hướng và dự báo từ Chính phủ, thị trường ô tô Việt Nam sẽ đạt quy mô từ 700.000 – 800.000 xe/năm vào 2025 và trên 1.000.000 xe/năm vào 2030. Bên cạnh đó, theo đánh giá của  ZF Aftermarket, số lượng xe lưu thông tại Việt Nam trong 5 năm tới sẽ tăng lên 10%, năm 2027 nhu cầu mua sắm linh kiện, phụ tùng tại Việt Nam là rất lớn và đây sẽ là thời điểm vàng dành cho các nhà đầu tư.

Dự án nhà máy UTECH Việt Nam là công ty cung cấp các thiết bị, dụng cụ, hóa chất cho các nhà máy sản xuất lắp ráp ô-tô do Delco làm tổng thầu xây dựng

Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp Việt Nam – 2023

Xem thêm: GDP Việt Nam 2023, dự báo tăng trưởng năm 2024

Chia sẻ