Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là một bảng đánh giá của Bộ hoặc Sở Xây dựng thể hiện doanh nghiệp đó có đủ năng lực để thi công các công trình, dự án trong xây dựng. Pháp luật Việt Nam quy định chứng chỉ này có hiệu lực trong tối đa 10 năm.

Chung chi nang luc xay dung

Các lĩnh vực cần cấp chứng chỉ năng lực để hoạt động

Các doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia vào một hoặc các lĩnh vực sau:

– Lập quy hoạch xây dựng

– Khảo sát xây dựng (địa hình, địa chất công trình)

– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (thiết kế kiến trúc; thiết kế kết cấu; thiết kế cơ điện; cấp thoát nước; thiết kế xây dựng công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình hạ tầng kỹ thuật)

– Thi công xây dựng công trình

– Giám sát thi công xây dựng công trình

– Quản lý dự án đầu tư xây dựng

– Kiểm định xây dựng

– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

 

Nang luc xay dung

Theo quy chuẩn Việt Nam, có ba loại chứng chỉ năng lực xây dựng:

– Chứng chỉ năng lực hạng I 

– Chứng chỉ năng lực hạng II

– Chứng chỉ năng lực hạng III

Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II là phổ biến nhất đối với các nhà thầu xây dựng công nghiệp, vì vậy trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập sâu đến chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II. 

Các điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II bao gồm:

– Có giấy tờ đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng như khảo sát, lập dự án, cung cấp thiết bị, tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng,…

– Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.

– Người đứng đầu đơn vị xây dựng có chứng chỉ hành nghề xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của doanh nghiệp.

– Người tham gia hoạt động xây dựng có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với loại hình xây dựng xin cấp chứng chỉ.

– Đã thực hiện ít nhất một dự án công trình hạng II trở lên hoặc 2 công trình hạng I trở lên. 

Các điều khoản về từng hạng mục công việc như khảo sát, lập dự án, quản lý dự án, thi công xây dựng, thiết kế,…được ghi rõ và chi tiết trong Nghị định 100/2018/NĐ-CP

Theo đó, khi có chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II, doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu và xây dựng các công trình quy hoạch của các huyện hoặc Sở xây dựng.

Để được cấp chứng chỉ, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ theo yêu cầu và nộp lên Sở Xây dựng hoặc cơ quan có thẩm quyền khác xem xét. Khi hết hạn, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ mới để được cấp lại chứng chỉ.

Chia sẻ

Thẻ: