Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 thuộc top cao nhất thế giới

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và nhiều tổ chức kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam năm 2020 được dự đoán có mức tăng trưởng thuộc top cao nhất thế giới.

Kinh tế Việt Nam 2020 – điểm sáng giữa đại dịch

Giữa bối cảnh đại dịch Covid – 19, nền kinh tế toàn cầu năm 2020 bị ảnh hưởng nghiêm trọng: chuỗi cung ứng bị gián đoạn, sản xuất đình trệ. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) của IMF công bố hồi tháng 10/2020 vừa rồi, hàng loạt nền kinh tế trong ASEAN đã được dự báo tăng trưởng âm, như Indonesia (-1,5%), Thái Lan (-7,1%), Malaysia (-6%), Philippines (-8,3) và Singapore (-6%).

Việt Nam duy trì tăng trưởng dương giữa bối cảnh đại dịch
Việt Nam duy trì tăng trưởng dương giữa bối cảnh đại dịch

Nguồn: Biểu đồ chỉ số Nikkei

Trong khi đó, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia được nhiều tổ chức kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng dương. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 là 1,8%, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tỉ lệ này là 2.8%, còn theo IMF sau khi kết thúc đợt tham vấn trực tuyến từ 15/10 đến 13/11 với Việt Nam vừa rồi, tỉ lệ tăng trưởng GDP Việt Nam có thể ở mức 2,4%.

“Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức 2,4% trong năm nay, thuộc nhóm cao nhất thế giới là nhờ Việt Nam đã triển khai các biện pháp quyết liệt để kiềm chế những thiệt hại về sức khoẻ người dân và kinh tế do COVID-19 gây ra.” – Bà Era Dabla Norris, Trưởng phái đoàn Điều IV Vụ châu Á – Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết

Các yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam vượt bão

Theo bà Era Dabla Norris, đại diện IMF, những chính sách củng cố tài khóa thận trọng trong quá khứ, chủ yếu đi theo hướng hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình dễ bị tổn thương, đã tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả, vượt qua “cơn bão” COVID-19.

Ket hop chinh sach tai khoa va chinh sach tien te

Bên cạnh những chính sách tài khóa của Chính phủ như đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế cho doanh nghiệp, các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng được đưa ra, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, giúp doanh nghiệp giảm áp lực thanh khoản, hạ thấp chi phí nguồn vốn.

“Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam”, bà Norris, đại diện IMF, nhấn mạnh.

Theo IMF, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP đạt 6,5%, lạm phát có thể ở mức 4%. Các số liệu khả quan về tăng trưởng kinh tế là minh chứng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy sự ổn định cũng như tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Nguồn: Báo điện tử VTV

Chia sẻ

Thẻ:,