Nhà máy thông minh đang là xu hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, nếu không muốn bị bỏ lại trong cuộc canh tranh gay gắt của thị trường, giữa cuộc chạy đua công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0, và trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
Phương thức sản xuất tối ưu, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh cao như hiện nay, với cơ chế tự sàng lọc và lựa chọn, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức, phải đối đầu với những tập đoàn lớn không chỉ tại thị trường quốc tế mà ngay trong thị trường nội địa. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết giảm chi phí là vấn đề không mới, nhưng luôn đòi hỏi có câu trả lời mới.
Với xu hướng nhà máy thông minh, hệ thống máy móc tự động hóa là nguồn lực chính tham gia sản xuất, con người chỉ tham gia một phần nhỏ trong quy trình. Máy móc vận hành với tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với con người, độ chính xác cao hơn, giúp tăng năng suất sản xuất, giảm chi phí nhân công, giảm chi phí thành phẩm lỗi hỏng… Do vậy, nhà máy thông minh chính là phương thức sản xuất tối ưu mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn áp dụng cho nhà máy sản xuất của mình. Nếu doanh nghiệp không có những thay đổi mạnh mẽ, không áp dụng công nghệ mới thì rất dễ tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh gay gắt của thị trường.
Làn sóng công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh như AI (Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet of things – internet vạn vật kết nối),… để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất. Sự phát triển của công nghệ đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới.
Nhà máy thông minh sử dụng các công nghệ như AI, IoT giúp tăng khả năng giám sát từ xa, giúp nhà đầu tư kiểm soát 24/24 mọi hoạt động sản xuất. Toàn bộ hoạt động của nhà máy được số hóa, các thông số hoạt động đều được đo lường, hệ thống có thể tự phân tích, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, giúp tối ưu hoạt động của máy móc, tiết kiệm nhiều chi phí sản xuất.
Ngoài ra, nhà máy thông minh có thể tích hợp cảnh báo cần có sự can thiệp của con người, cảnh báo thiết bị hỏng, cảnh báo đến hạn bảo hành, bảo trì,… Dự báo trước những rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp chủ động ứng biến trong sản xuất, giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu gián đoạn sản xuất.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt có thể tận dụng xử lý các vấn đề lớn của ngành. Giải pháp nhà máy thông minh được xem như chìa khóa mở ra nhiều cơ hội hơn.
Giải pháp cho doanh nghiệp đối phó với Covid-19
Giữa diễn biến căng thẳng của dịch Covid-19, tại các doanh nghiệp và nhà máy, không chỉ giao tiếp trong môi trường điều hòa kín mà việc tiếp xúc chung các đồ vật công cộng cũng khiến người ta lo ngại về khả năng lây nhiễm chéo. Dịch bệnh đã khiến ngành sản xuất buộc phải ứng dụng công nghệ để thay đổi nhiều quy trình: giãn cách khi chấm công, tăng vai trò của máy móc thay thế sức người, quản lý công nhân và phân phối các nguồn lực qua phần mềm, …
Xem thêm: Công nghệ chấm công bằng nhận diện khuôn mặt tại Nhà máy Power Plus Technology Việt Nam