Sơn co giãn: Lựa chọn phù hợp cho nhà xưởng, nhà công nghiệp tại các vùng khí hậu nhiệt đới

Khi xây nhà xưởng, nhà công nghiệp tại các vùng có khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt, Nhà đầu tư nên xem xét lựa chọn những vật liệu có khả năng chống chịu, thoát ẩm tốt y dự để giảm bớt các tác động của môi trường, hạn chế sự xuống cấp của công trình.

Công trình xây dựng sau một thời gian sử dụng thường gặp vấn đề về vết nứt chân chim trên bề mặt, khiến công trình mất thẩm mỹ, nhanh xuống cấp. Việc sử dụng các loại sơn phủ thông thường để sơn lại cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các vết nứt này.

Trong trường hợp này, sơn co giãn là giải pháp vật liệu mà Nhà đầu tư nên xem xét sử dụng để xử lý các vết nứt chân chim trên bề mặt. Đây là một loại sơn gốc acrylic, có khả năng co giãn và tạo lớp phủ hoàn hảo. Sơn co giãn cung cấp một lớp phủ linh hoạt và đàn hồi, giúp điều chỉnh sự chênh lệch và biến dạng trên bề mặt, ngăn chặn việc vết nứt chân chim xuất hiện.

Các ưu điểm của sơn co giãn

Ngoài khả năng che phủ tốt, sơn co giãn còn có những ưu điểm khác giúp bảo vệ công trình khỏi tác động của môi trường, đáp ứng được yêu cầu về tính thẩm mỹ và tính bền vững của công trình xây dựng:

  • Chống chịu thời tiết vượt trội
  • Đặc tính thẩm thấu và thoát ẩm tốt. 
  • Kháng cự sự sinh trưởng và phát triển của nấm, rêu 
  • Đặc tính chống lại tình trạng cacbonat hóa và sự xuống cấp của xi măng
  • Khả năng chùi rửa tốt
  • Độ bám dính cao lên bề mặt
  • Không chứa chì và thủy ngân độc hại

Các loại công trình nên sử dụng sơn co giãn

  • Các mặt tiền quan trọng, cần lớp sơn độ bền cao, hạn chế tối đa các vết nứt chân chim gây xuống cấp tường xây
  • Các công trình sơn lại mà bề mặt có nhiều vết nứt ≤ 1mm
  • Các công trình tại khu vực khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn

Sơn co giãn được sử dụng trong xây dựng Nhà máy in ấn thương mại DORCO LIVING VINATổng thầu xây dựng DELCO 

Lưu ý khi thi công

Khi thi công sơn co giãn trong xây dựng, có một số lưu ý quan trọng cần được tuân thủ để đảm bảo tối đa chức năng co giãn và chất lượng thẩm mỹ của sơn. Dưới đây là một số lưu ý cần được xem xét khi thi công sơn co giãn:

  • Cần kiểm soát chặt chẽ độ ẩm trước khi sơn, độ ẩm tại thời điểm sơn lót (prime)  ≤16%.
  • Bề mặt tường trát cần chờ khô tối thiểu 28 ngày trước khi sơn, các nguồn thấm ẩm cần xử lý triệt để trước khi lăn hệ sơn co giãn.
  • Sơn co giãn phù hợp để che phủ các vết nứt có chiều rộng ≤ 1mm, Với các vết nứt lớn hơn, cần phải trám xử lý vết nứt trước khi tiến hành sơn bả
  • Hạn chế sử dụng lớp bả matit để tạo phẳng trước khi lăn sơn co giãn. Do màng sơn co giãn dày và nặng hơn so với màng sơn thường, lớp bả matit có thể dẫn đến màng sơn liên kết không tốt với bề mặt tường, ảnh hưởng đến chất lượng sơn co giãn
  • Trong trường hợp lăn 2 lớp sơn co giãn, mỗi lớp sơn cách nhau tối thiểu 2-3 tiếng.

Bài viết nằm trong chuỗi hoạt động DELCO trao đổi cùng các đối tác, nhà cung cấp nhằm nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp vật liệu mới trong thiết kế – xây dựng nhà máy, nhà xưởng tại Việt Nam. Nội dung bài viết do DELCO Construction kết hợp cùng KANSAI Paint thực hiện. 

— Bản quyền bài viết trên website delco-construction.com thuộc về DELCO® Construction. Vui lòng không sao chép, chỉnh sửa bất cứ hình ảnh, nội dung nào khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản từ DELCO®. — 

Xem thêm: Các loại kết cấu bao che phổ biến dành cho nhà xưởng, nhà công nghiệp

Xem thêm: Các giải pháp nền nhà xưởng phổ biến

Chia sẻ