QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Tâm lý công nhân Việt Nam khi đàm phán lương

Nhiều nhà đầu tư FDI cho rằng công nhân Việt Nam có thói quen so sánh mức lương giữa các nhà máy khác nhau, tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”. Điều này không sai, tuy nhiên bên cạnh vấn đề lương, trong công việc người công nhân Việt Nam còn quan tâm đến cơ sở hạ tầng của nhà máy, thời gian làm thêm giờ, văn hóa và tính công bằng nơi làm việc…

Các loại lương và chế độ đãi ngộ tại Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng tồn tại song song hai khái niệm lương gross và lương net. Lương gross là tổng thu nhập mà người lao động nhận được, bao gồm cả lương, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng… Lương net là lương đã trừ đi các khoản như bảo hiểm, tiền thuế thu nhập cá nhân hoặc các khoản phải khấu trừ khác của người lao động. 

Tâm lý công nhân Việt Nam khi đàm phán lương

Đối với công nhân Việt Nam, họ chủ yếu quan tâm đến khái niệm lương net và các chế độ đãi ngộ khác như bảo hiểm xã hội, thưởng lễ tết, nghỉ phép, du lịch hàng năm… bởi những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ, điển hình như bảo hiểm xã hội sẽ giúp họ đảm bảo về quỹ hưu trí khi về già. 

Theo quy định tại Việt Nam hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội là 32%, trong đó người lao động đóng 10,5% và doanh nghiệp đóng 21,5%. Việc đóng bảo hiểm xã hội là một chính sách giữ chân công nhân, giúp doanh nghiệp có nguồn lao động ổn định và lâu dài. 

Tham khảo thêm: Lương cơ bản ở Việt Nam: những vấn đề nhà đầu tư cần biết

Tâm lý công nhân Việt Nam khi đàm phán lương

Muốn có mức lương cao, phù hợp với đời sống

Mức lương kỳ vọng của người lao động Việt Nam hiện nay chủ yếu từ 5 – 10 triệu đồng, chiếm gần 40%; hơn 32% người tìm việc mức lương 10 – 15 triệu đồng và chỉ khoảng 10% người tìm việc từ 15 – 21 triệu đồng. Sau đại dịch Covid-19, lạm phát tăng cao, nhu cầu chi tiêu cũng tăng theo dẫn đến việc người công nhân Việt Nam kỳ vọng lương sẽ được tăng đều hàng năm từ 10% trở lên thay vì là 6% như công đoàn đề xuất. Điều này thường thấy ở các ngành đòi hỏi công nhân có tay nghề và kinh nghiệm cao.

Tâm lý công nhân Việt Nam khi đàm phán lương

Tuy nhiên, ở xu hướng ngược lại, nhiều lao động sẵn sàng chấp nhận giảm thu nhập do kinh tế khó khăn, việc làm khan hiếm. Xu hướng này thấy rõ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các ngành dệt may, da giày có nhiều công nhân bị mất việc, bị giảm thu nhập do nhà máy ít đơn hàng. Một số tỉnh diễn ra tình trạng công nhân bị mất việc khi đại dịch Covid-19 diễn ra như Bình Dương (9.800 công nhân), Tiền Giang (11.900 công nhân), Bình Phước (17.000 công nhân), Thanh Hóa (98.300 công nhân)…

Tâm lý công nhân Việt Nam khi đàm phán lương

Hiện nay, mức lương trung bình hàng tháng của lao động Việt Nam là 334 USD/tháng vẫn khá thấp so với các nước trong khu vực như Campuchia là 543 USD/tháng, Thái Lan là 603 USD/tháng, Malaysia 982 USD/tháng… Như vậy, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia top đầu có chi phí nhân công cạnh tranh nhất.

Mong muốn cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi

Hầu hết công nhân Việt Nam đều muốn được làm việc trong một môi trường an toàn, đầy đủ tiện ích như có hệ thống điều hòa, thông gió đảm bảo chất lượng không khí trong văn phòng; hệ thống ký túc xá, canteen đáp ứng nhu cầu cuộc sống… Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe cho công nhân mà còn giúp tăng năng suất sản xuất cho doanh nghiệp. 

Tâm lý công nhân Việt Nam khi đàm phán lương

Canteen nhà máy HAEM VINA (Hàn Quốc) với hệ thống ánh sáng, điều hòa, thông gió đảm bảo tiêu chuẩn do DELCO làm tổng thầu tại KCN Sông Khê – Nội Hoàng, tỉnh Bắc Giang.

Muốn được tôn trọng, đối xử công bằng trong công việc

Công nhân Việt Nam được đánh giá có lòng tự tôn khá cao. Họ luôn mong muốn được tôn trọng và đối xử công bằng trong công việc. Đặc biệt, về cách thức quản lý – tính sản lượng của nhà máy có hợp lý hay không, có đảm bảo tính công bằng không là điều mà mọi công nhân Việt Nam quan tâm.

Sẵn sàng làm thêm giờ để tăng thu nhập

Giống như nhiều nước đang phát triển, công nhân Việt Nam rất thích làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Theo số liệu từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có tới 76,2% người lao động tham gia khảo sát tình nguyện làm thêm giờ và thời gian làm thêm giờ mong muốn trung bình là 47,3 giờ/tháng.

Tâm lý công nhân Việt Nam khi đàm phán lương

Điều này trái ngược với các quốc gia phát triển, nơi mọi người thường quan tâm đến chất lượng cuộc sống và tìm kiếm một công việc vừa đủ, ít áp lực và về nhà đúng giờ. 

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi đàm phán lương với công nhân Việt Nam

Đưa ra mức lương phù hợp ngay từ đầu

Doanh nghiệp nên trao đổi và thống nhất với công nhân khi phỏng vấn về chế độ lương, lương ngoài giờ, thưởng hiệu suất, thưởng tết, bảo hiểm… để đảm bảo công bằng lợi ích của cả hai bên. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp và người công nhân làm việc cùng nhau dễ dàng hơn cũng như thu hút được những công nhân phù hợp với doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong công việc.

Đưa ra những đãi ngộ hấp dẫn 

Việc đưa ra một chế độ đãi ngộ hấp dẫn như thưởng lễ tết, du lịch hàng năm, có khu nhà nghỉ ca, ký túc xá, nhà ăn dành cho công nhân… sẽ giúp người công nhân có động lực làm việc chăm chỉ hơn và muốn gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn. Bởi người công nhân sẽ tiết kiệm được chi phí sinh hoạt, cũng như thấy được quyền lợi của mình khi làm việc tại doanh nghiệp, do đó họ sẽ chuyên tâm làm việc hơn, năng suất lao động cũng được nâng cao.

Một doanh nghiệp may tại Thái Bình chuẩn bị quà tết cho tất cả các công nhân trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Một doanh nghiệp may tại Thái Bình chuẩn bị quà tết cho tất cả các công nhân trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Quan tâm về cơ sở hạ tầng, điều kiện làm việc

Bên cạnh việc quan tâm về phân phối lương, chủ đầu tư cũng nên quan tâm về cơ sở hạ tầng, điều kiện làm việc… Bởi với cùng một mức lương, doanh nghiệp nào có điều kiện làm việc, cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ thu hút người công nhân hơn.

Việc ứng dụng công nghệ vào hệ thống quản lý, chấm công nhằm mang lại một hệ thống công bằng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng là yếu tố mà doanh nghiệp cần chú trọng. Bởi một môi trường làm việc công bằng sẽ công nhân tập trung làm việc và sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn.

 

Tham khảo: 5 Đặc điểm tính cách lao động Việt Nam trong công việc

Chia sẻ