Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp

Để xây dựng nhà xưởng ở khu công nghiệp, nhà đầu tư cần tuân thủ các quy định và tiến hành đầy đủ các thủ tục xin cấp phép xây dựng.

Xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp có cần xin giấy phép?

Xây dựng nhà xưởng dù lớn hay nhỏ, nằm trong khu công nghiệp hay ngoài khu công nghiệp đều phải xin giấy phép xây dựng. Điều 89, Luật Xây dựng (sửa đổi năm 2020) đã quy định: “Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này.”

Xin cấp giấy phép xây dựng là thủ tục bắt buộc, là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư, để hợp pháp hóa công trình, các hoạt động xây dựng và vận hành nhà xưởng sau này. Thông qua thủ tục xin cấp phép xây dựng, cơ quan nhà nước sẽ đảm bảo việc quản lý xây dựng theo quy hoạch. Doanh nghiệp nên tuân thủ quy định và thực hiện đầy đủ các thủ tục xin cấp phép để tránh các rủi ro pháp lý về sau.

Hồ sơ xin cấp giấy phép

Bộ hồ sơ để xin giấy phép xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp khá phức tạp và đòi hỏi nhiều giấy tờ, nhà đầu tư cần chuẩn bị thật kỹ càng:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư Thông tư 15/2016/TT-BXD Hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng (01 bản chính)

– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (01 bản sao)

– Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đã cam kết bảo vệ môi trường (01 bản sao)

– Giấy Chứng nhận ĐKKD (ERC)  hoặc Giấy Chứng nhận đầu tư (IRC), quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư (01 bản sao)

– Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, hay phương án phòng cháy chữa cháy.

– Bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng (02 bản chính), mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

– Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm (01 bản chính).

– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng (01 bản chính), kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng?

Căn cứ vào Thông tư 03/2016/tt-BXD, công trình xây dựng công nghiệp được phân cấp thành cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV. Tùy vào cấp công trình sẽ xác định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tương ứng:

Thủ tục xin cấp phép

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ tài liệu, thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp sẽ được thực hiện như sau:

Mức xử phạt khi không có giấy phép xây dựng

Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi tổ chức thi công nhà máy trong khu công nghiệp, xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng mà không có giấy phép xây dựng như sau:

Khi chủ đầu tư không thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình mà vẫn cố tình xây dựng, cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính và cưỡng chế phá dỡ công trình. 

Là tổng thầu thiết kế – thi công nhiều dự án xây dựng nhà xưởng công nghiệp tại các khu công nghiệp trọng điểm ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Bình Dương… DELCO am hiểu và thường xuyên cập nhật quy định pháp luật Việt Nam và các chính sách đầu tư của từng địa phương, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ chủ đầu tư về thủ tục pháp lý, hồ sơ giấy phép xây dựng và các thủ tục đầu tư khác

Xem thêm: Các giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng nhà xưởng

Xem thêm: 4 quy chuẩn bắt buộc áp dụng khi đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam

Chia sẻ