Xây nhà máy tại Đồng Nai – tỉnh có nhiều KCN nhất Việt Nam

Đồng Nai thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới đến xây dựng nhà máy nhờ vào lợi thế diện tích đất rộng với 33 KCN, nguồn nhân lực dồi dào, ưu đãi đầu tư FDI cạnh tranh.

Đồng Nai nằm trong top 10 cả nước về thu hút vốn FDI

Tính đến tháng 7/2024, vốn FDI đầu tư vào Đồng Nai đạt 940,7 triệu USD, đứng thứ 7 cả nước và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Bộ, chỉ sau Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM. Trong số này có 49 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư hơn 572 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo, dệt, logistics… với suất đầu tư bình quân 7,8 triệu USD/ha, số lượng lao động bình quân 78 người/ha.

Hiện nay, toàn tỉnh có gần 1.600 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 34 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản là những nhà đầu tư lớn nhất, đứng đầu về số vốn đăng ký đầu tư và xây dựng nhà máy tại Đồng Nai.

Tiềm năng phát triển kinh tế của Đồng Nai

Vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ

Đồng Nai nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, với diện tích 5.897,8 km², chiếm 1,9% tổng diện tích cả nước. Đây là lợi thế lớn giúp Đồng Nai trở thành tỉnh có nhiều KCN nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, Đồng Nai nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, giáp ranh với nhiều tỉnh lớn, phía Đông giáp với Bình Thuận, Lâm Đồng, phía Tây giáp TP.HCM, Bình Dương, phía Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu và phía Bắc giáp với Bình Phước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây nhà máy tại Đồng Nai giao thương và vận chuyển hàng hóa.

Hạ tầng giao thông hiện đại

Đồng Nai sở hữu hệ thống giao thông phát triển, với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia chạy qua.

  • Đường bộ: có các quốc lộ lớn chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51… cùng tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Đồng Nai đến các khu vực kinh tế khác. Tỉnh cũng đang triển khai xây dựng 2 tuyến cao tốc mới là Phan Thiết – Dầu Giây và Bến Lức – Long Thành, nhằm tạo sự kết nối chặt chẽ với các khu vực Nam Trung bộ và Tây Nam bộ.
  • Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc – Nam dài 87,5km với 12 ga, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 tỉnh sẽ có thêm các tuyến đường sắt mới như Biên Hòa – Vũng Tàu, Thủ Thiêm – Long Thành nhằm giảm áp lực giao thông đường bộ, kết nối giao thông với sân bay Long Thành và các tỉnh lân cận.
  • Đường hàng không: dự án sân bay quốc tế Long Thành cũng đang được triển khai xây dựng với công suất thiết kế lên đến 100 triệu lượt khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, dự kiến sẽ là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế và giao thương quốc tế cho Đồng Nai.
  • Đường thủy: trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 18 bến cảng với nhiều cụm cảng lớn như cảng Phước An, Gò Dầu, Nhơn Trạch, Phước Thái… Trong đó, cảng Phước An được coi là cảng biển trọng điểm của tỉnh với quy mô 183 ha, có khả năng khai thác 2,2 triệu TEU và 4 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Cầu cảng 30.000 DWT tại cảng Gò Dầu – Đồng Nai

Hạ tầng KCN phát triển

Đồng Nai hiện có 33 KCN với tổng diện tích hơn 10,5 ngàn ha. Các KCN lớn như Amata, Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa… đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng với hệ thống điện, nước, viễn thông và hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện đại. Đặc biệt, KCN Amata là một trong những KCN đầu tiên tại Việt Nam thí điểm mô hình KCN sinh thái sử dụng kinh tế tuần hoàn. Theo thống kê, KCN Amata đã tiết kiệm 6.600 triệu VND/năm, giảm 1.871.000 Kwh điện, 1.588 tấn CO2, 27.817m3 nước và 5.6 tấn LPG, giúp các doanh nghiệp xây nhà máy tại Đồng Nai nói chung và tại Amata nói riêng giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành và xử lý chất thải, cũng như những tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra, nhằm cải thiện điều kiện sống cho công nhân làm việc trong các KCN, tỉnh đã triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội gần các khu công nghiệp tại Đồng Nai. Cụ thể, tỉnh đã quy hoạch và bố trí 1.000 ha đất để triển khai các dự án nhà ở xã hội, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 8 dự án với quy mô hơn 9000 căn hộ được triển khai và đưa vào sử dụng một phần.

Nguồn nhân lực dồi dào

Với dân số hơn 3,2 triệu người, đứng thứ 5 cả nước, Đồng Nai có lực lượng lao động trẻ dồi dào, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực nhân sự cho các doanh nghiệp xây dựng nhà máy tại Đồng Nai. Bên cạnh đó, Đồng Nai hiện có 20 trường đại học, cao đẳng và trung cấp với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt gần 70%, giúp tỉnh duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp đòi hỏi tay nghề cao, đặc biệt là các ngành công nghệ cao và sản xuất chế tạo.

Ưu đãi dành cho doanh nghiệp FDI xây nhà máy tại Đồng Nai

Bên cạnh những ưu đãi đầu tư của nhà nước, Đồng Nai còn có những chính sách ưu đãi chuyên biệt cho ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư FDI xây dựng nhà máy và nhanh chóng đi vào hoạt động hiệu quả.

  • Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng hạ tầng, chi phí thuê nhà xưởng trong thời hạn 05 năm.
  • Hỗ trợ chi phí sử dụng hạ tầng, chi phí thuê nhà xưởng cho một doanh nghiệp là 450.000.000 đồng/năm, với quy mô diện tích sử dụng không quá 5.000m2 (áp dụng đối với dự án tại địa bàn thành phố Biên Hòa và các huyện Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch).
  • Hỗ trợ chi phí sử dụng hạ tầng, chi phí thuê nhà xưởng tối đa cho một doanh nghiệp là 720.000.000 đồng/năm, với quy mô diện tích sử dụng không quá 8.000m2, (áp dụng với dự án thực hiện trên địa bàn thành phố Long Khánh và các huyện còn lại)

Định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh

Trong thời gian tới, Đồng Nai tiếp tục ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ cao, công nghệ sạch, có khả năng kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Tỉnh đặc biệt chú trọng thu hút các dự án lớn từ các nhà đầu tư chiến lược và các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các dự án thành lập trụ sở, trung tâm nghiên cứu – phát triển và trung tâm đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh gắn với việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Ngoài ra, Đồng Nai cũng tập trung kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ như sản xuất linh kiện, phụ tùng và nguyên phụ liệu trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo; điện tử – tin học, lắp ráp ô tô, sửa chữa máy bay… Tỉnh khuyến khích mạnh mẽ việc sử dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên các dự án tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, cũng như đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm sản xuất sản phẩm phần cứng và phần mềm.

Danh sách các KCN tại Đồng Nai – Cập nhật 2024

Trong số 33 KCN tại Đồng Nai, có 31 KCN đang hoạt động, 1 KCN đang trong giai đoạn triển khai xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư (KCN Công nghệ cao Long Thành) và 1 KCN mới được thành lập vào tháng 7/2023 (KCN Long Đức 3).

  1. KCN Lộc An – Bình Sơn

  • Diện tích: 497,77 ha
  • Vị trí: Huyện Long Thành
  • Tỷ lệ lấp đầy: 73,95%
  1. KCN Dầu Giây

  • Diện tích: 330,8 ha
  • Vị trí: Huyện Thống Nhất
  • Tỷ lệ lấp đầy: 60,57%
  1. KCN Giang Điền:

  • Diện tích: 529,2 ha
  • Vị trí: huyện Trảng Bom và TP.Biên Hòa
  • Tỷ lệ lấp đầy: 43,11%
  1. KCN Long Khánh

  • Diện tích: 264,47 ha
  • Vị trí: thị xã Long Khánh
  • Tỷ lệ lấp đầy: 91,38 %
  1. KCN Ông Kèo

  • Diện tích: 823,45 ha
  • Vị trí: huyện Nhơn Trạch
  • Tỷ lệ lấp đầy: 89,55%
  1. KCN AGTEX Long Bình

  • Diện tích: 43,26 ha
  • Vị trí: Phường Long Bình, TP.Biên Hòa
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. KCN Tân Phú

  • Diện tích: 54,16 ha
  • Vị trí: Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú
  • Tỷ lệ lấp đầy: 17,76%
  1. KCN Bàu Xéo

  • Diện tích: 499,8 ha
  • Vị trí: Xã Sông Trầu & Tây Hòa & Đồi 61 và TT.Trảng Bom, huyện Trảng Bom
  • Tỷ lệ lấp đầy: 98,1%
  1. KCN Thanh Phú

  • Diện tích: 177,2 ha
  • Vị trí: Xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu
  • Tỷ lệ lấp đầy: 48,27%
  1. KCN Xuân Lộc

  • Diện tích: 108,82 ha
  • Vị trí: Xã Xuân Tâm và Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc
  • Tỷ lệ lấp đầy: 80,76%
  1. KCN Nhơn Trạch II – Lộc Khang

  • Diện tích: 69,53 ha
  • Vị trí: Thị trấn Hiệp Phước và xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch
  • Tỷ lệ lấp đầy: 84,09%
  1. KCN Nhơn Trạch II – Nhơn Phú

  • Diện tích: 183,18 ha
  • Vị trí: Xã Hiệp Phước & Phú Hội, huyện Nhơn Trạch
  • Tỷ lệ lấp đầy: 99,3%
  1. KCN Nhơn Trạch VI

  • Diện tích: 314,23 ha
  • Vị trí: Xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch
  • Tỷ lệ lấp đầy: 65,95%
  1. KCN Long Đức

  • Diện tích: 281,32 ha
  • Vị trí: Xã Long Đức, huyện Long Thành
  • Tỷ lệ lấp đầy: 75,82%
  1. KCN Định Quán

  • Diện tích: 54,35 ha
  • Vị trí: Xã La Ngà, huyện Định Quán
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. KCN An Phước

  • Diện tích: 200,85 ha
  • Vị trí: Xã An Phước, huyện Long Thành
  • Tỷ lệ lấp đầy: 53,59%
  1. KCN Long Thành

  • Diện tích: 486,91 ha
  • Vị trí: Xã An Phước & Tam An, huyện Long Thành
  • Tỷ lệ lấp đầy: 84,56%
  1. KCN Nhơn Trạch V

  • Diện tích: 298,4 ha
  • Vị trí: Xã Long Tân & Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. KCN Tam Phước

  • Diện tích: 323,18 ha
  • Vị trí: Xã Tam Phước, TP.Biên Hòa
  • Tỷ lệ lấp đầy: 98,59%
  1. KCN Dệt may Nhơn Trạch

  • Diện tích: 175,6 ha
  • Vị trí: Xã Hiệp Phước & Phước An, huyện Nhơn Trạch
  • Tỷ lệ lấp đầy: 97,43%
  1. KCN Biên Hòa

  • Diện tích: 335 ha
  • Vị trí: Phường An Bình, TP.Biên Hòa
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%
  1. KCN Sông Mây

  • Diện tích: 473,95 ha (Giai đoạn 1: 250 ha; Giai đoạn 2: 223,95 ha)
  • Vị trí: Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom
  • Tỷ lệ lấp đầy: 84,45% (Giai đoạn 1)
  1. KCN Nhơn Trạch I

  • Diện tích: 446,49 ha
  • Vị trí: Xã Hiệp Phước, Phước Thiền và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch
  • Tỷ lệ lấp đầy: 95,84%
  1. KCN Nhơn Trạch III

  • Diện tích: 697,49 ha (Giai đoạn 1: 337 ha, Giai đoạn 2: 360,49 ha)
  • Vị trí: Xã Hiệp Phước & Long Thọ, huyện Nhơn Trạch
  • Tỷ lệ lấp đầy: Giai đoạn 1: 100%, Giai đoạn 2: 85,07%
  1. KCN Nhơn Trạch II

  • Diện tích: 331,42 ha
  • Vị trí: Thị trấn Hiệp Phước và xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch
  • Tỷ lệ lấp đầy: 94,96%
  1. KCN Loteco

  • Diện tích: 100 ha
  • Vị trí: Phường Long Bình, TP.Biên Hòa
  • Tỷ lệ lấp đầy: 99,26%
  1. KCN Biên Hòa II

  • Diện tích: 394,63 ha
  • Vị trí: Phường Long Bình Tân – An Bình, Tp. Biên Hòa
  • Tỷ lệ lấp đầy: 93,97%
  1. KCN Amata

  • Diện tích: 513,01 ha
  • Vị trí: Phường Long Bình, thành phố Biên Hòa
  • Tỷ lệ lấp đầy: 90,86%
  1. KCN Gò Dầu

  • Diện tích: 182,38 ha
  • Vị trí: Xã Phước Thái, huyện Long Thành
  • Tỷ lệ lấp đầy: 91,08%
  1. KCN Hố Nai

  • Diện tích: Giai đoạn 1: 226 ha; Giai đoạn 2: 270,65 ha
  • Vị trí: Xã Hố Nai 3, Trảng Bom, Biên Hoà
  • Tỷ lệ lấp đầy: Giai đoạn 1: 82%
  1. KCN Suối Tre

  • Diện tích: 144,78 ha
  • Vị trí: Xã Suối Tre, Long Khánh
  • Tỷ lệ lấp đầy: 82,68 %
  1. KCN Công nghệ cao Long Thành

  • Diện tích: 410,31 ha
  • Vị trí: Xã An Phước & Tam An, huyện Long Thành
  • Tính trạng: đang triển khai xây dựng hạ tầng
  1. KCN Long Đức 3

  • Diện tích: 244,5 ha
  • Vị trí: Xã Long Đức, huyện Long Thành
  • Tình trạng: Đã được phê duyệt quy hoạch

Xem thêm: Một số dự án nhà máy  phụ trợ ở Việt Nam do Delco tư vấn thiết kế xây dựng

Xem thêm: Việt Nam xây dựng chính sách phát triển chuyên biệt cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chia sẻ