QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

8 Đặc điểm tính cách và văn hóa của người lao động Việt Nam trong công việc

Các doanh nghiệp FDI đã mang đến hàng triệu việc làm cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, việc tuyển dụng và quản lý công nhân Việt cũng gặp không ít khó khăn do sự khác biệt về tính cách và văn hóa giữa nhà đầu tư và công nhân. Hiểu rõ văn hóa và tính cách của người Việt Nam sẽ giúp hai bên kết nối tốt hơn, nâng cao hiệu quả công việc.

Ngôn ngữ & Vùng miền

Việt Nam là 1 quốc gia với 54 dân tộc: Kinh, Hmong, Tày, Thái, Gia Rai, Ê đê, Khmer…  trong đó chiếm số đông vẫn là người Kinh. Ở các khu vực Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ Việt Nam, vẫn có thể bắt gặp những người dân tộc sinh sống và làm việc, tuy nhiên hầu hết đều có thể sử dụng tiếng Kinh một cách cơ bản. Tiếng Kinh – tiếng Việt cũng là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, sử dụng chính trong các văn bản pháp quy và đời sống.

Về địa văn hóa, người Việt Nam chia làm 3 văn hóa vùng miền chính: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Bài viết này trình bày một số đặc điểm của người lao động Việt Nam ở cả 3 miền.

tinh cach nguoi Viet nam

Trình độ văn hóa & giáo dục tại Việt Nam

Hiện nay, tỷ lệ học đại học của giới trẻ Việt Nam nhìn chung chưa cao so với khu vực (khoảng 35%) do có nhiều lựa chọn sau phổ thông như: du học, xuất khẩu lao động, học nghề, đi làm tại các nhà máy… Điều này dẫn đến một môi trường làm việc khá đa dạng về trình độ lao động tại Việt Nam.

Trình độ văn hóa & giáo dục tại Việt Nam

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, Việt Nam chú trọng đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và Nhật. Theo báo cáo của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản, Việt Nam đứng thứ 6 toàn cầu về số người học tiếng Nhật với tổng số 169.582 người. Những năm gần đây, do làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng tăng, Việt Nam chú trọng đào tạo thêm tiếng Trung, Hàn… để đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp FDI. 

Tại thời điểm này, Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số vàng và đạt ngưỡng trên 100 triệu dân. Theo Tổng Cục thống kê, lực lượng lao động Việt Nam quý III năm 2023 tăng lên 52,4 triệu người lao động từ 15 tuổi, tỷ lệ lao động có bằng cấp và chứng chỉ cũng tăng 0,5% so với quý trước và 1% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp cũng đang giảm dần, chỉ còn 2,28% trong độ tuổi lao động và 7,63% trong độ tuổi thanh niên từ 15-24 tuổi.

Tuy nhiên, tương tự Trung Quốc, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với vấn đề mức sinh thấp, chủ yếu tại 3 khu vực chiếm 39,4% dân số cả nước là Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. Tình trạng này xuất hiện do người Việt có xu hướng kết hôn muộn, không muốn sinh con, sinh ít con và sinh cách nhau xa hơn, tỷ lệ đô thị hóa tăng lên và kinh tế phát triển dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con…

Xem thêm: Tình hình kinh tế Việt Nam 2023 và triển vọng 2024

Đặc điểm tính cách và văn hóa làm việc của người lao động Việt Nam

Khéo léo, tỉ mỉ

Người Việt Nam nhìn chung tương đối khéo léo trong các công việc nhỏ cần tính tỉ mỉ, chính xác. Nhiều người có thể tự sửa hệ thống điện, ống nước trong gia đình hay kiểm tra, bảo dưỡng xe máy, xe đạp khi gặp các trục trặc nhỏ. Tuy nhiên, trong công việc, người Việt khó duy trì đức tính khéo léo này, thường chỉ tập trung làm việc lúc đầu, ít quan tâm đến mức độ hoàn thiện của sản phẩm cuối cùng.

“Giờ cao su”

Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt khá kém. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn và không cho rằng đó là vấn đề quá lớn. Công nhân người Việt cũng được cho là không chú trọng các cam kết về thời hạn trong công việc. Khi làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài, người Việt cần thời gian để khắc phục điểm yếu này.

cong nhan vietnam

Công nhân Việt Nam cần khắc phục các điểm yếu về giờ giấc khi làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài.

Tính tự tôn cao

Người Việt Nam có tính sĩ diện cao và không muốn người khác nhìn thấy lỗi sai của mình. Không giống như người Nhật, người Việt không dễ dàng nói “Tôi không thể làm được” hay “Tôi không tự tin” trước một công việc mà bản thân không đủ khả năng để làm. Điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực thi công việc và kết quả đạt được.

Người Việt Nam cũng không thích bị phê bình/cảnh cáo trước tập thể, vì vậy nhà quản lý ở các doanh nghiệp FDI cần chú ý điều này khi quản lý lao động Việt trong nhà máy, nhà xưởng. 

Coi trọng gia đình

Do ảnh hưởng của Khổng giáo, văn hóa Việt Nam rất coi trọng gia đình. Họ cho rằng dành thời gian cho gia đình là quan trọng nhất, vì vậy nếu có các sự kiện trong gia đình (đám cưới, đám tang, xây nhà mới, có người bệnh…) người Việt sẽ ưu tiên xin nghỉ phép thay vì tập trung làm việc ở công ty. Nếu không được phê duyệt nghỉ phép, một số công nhân sẵn sàng bỏ việc để tham dự các sự kiện quan trọng của gia đình.

Tiếp thu nhanh

Người Việt ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).

Văn hóa tặng quà

Tặng quà vào những dịp lễ, Tết xưa nay là một nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Vào dịp Trung thu, người lao động Việt Nam thường được tặng những chiếc bánh trung thu truyền thống. Với những ngày Tết Nguyên Đán, hầu như các công ty đều sẽ phát lì xì và tặng quà tết, lương và thưởng tháng thứ 13,….

Việc tặng quà trong những dịp quan trọng giúp doanh nghiệp thể hiện sự tri ân, cảm ơn tới những đóng góp của người lao động trong suốt một năm làm việc chăm chỉ.

Tôn trọng sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc

Đặc điểm của người lao động Việt Nam là luôn muốn cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi khoa học, đảm bảo tái tạo năng lượng và tăng hiệu suất làm việc…. Người Việt thích được giải lao sau những lúc làm việc căng thẳng và thưởng thức bữa trưa cùng đồng nghiệp. Điều này giúp tạo môi trường làm việc tích cực và mối quan hệ tốt hơn giữa các thành viên công ty.

Tôn trọng người lớn tuổi & cấp trên

Tôn trọng người lớn tuổi & cấp trên

Người lao động Việt Nam rất tôn trọng cấp trên và tôn trọng các cấp bậc. Điều này thể hiện ở việc mọi quyết định hay thông báo trong một doanh nghiệp đều phải được thông qua từ cấp cao nhất. Khi trao danh thiếp, người Việt luôn cúi đầu nhẹ và đưa cho người có chức vụ cao nhất trước. Đối với người lớn tuổi hơn, họ thường dùng kính ngữ khi giao tiếp để bày tỏ sự tôn trọng và lễ phép của mình.

Thị trường tiêu dùng Việt Nam 2023

Không chỉ là một thị trường lao động dồi dào nguồn nhân lực và đa trình độ mà Việt Nam còn là thị trường tiêu dùng đang phát triển rất mạnh mẽ và tiềm năng, đặc biệt là trong các lĩnh vực điện tử, mỹ phẩm hay những ngành hàng bán lẻ như FMCG, thực phẩm… Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2022, mức chi tiêu của người dân chiếm 60% thu nhập.

Người Việt hiện nay đang có xu hướng tìm kiếm trực tuyến nhiều sản phẩm và dịch vụ cần thiết ứng với đời sống của mình. Họ cũng ngày càng thông minh hơn trong việc lựa chọn và so sánh giá cả của sản phẩm, quan tâm nhiều hơn đến giá trị và chất lượng hơn là thương hiệu của chúng.

Thị trường tiêu dùng Việt Nam 2023

Năm 2022, nền kinh tế internet chiếm 5.7% GDP tương đương với 23 tỷ đô la Mỹ, mua sắm trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn nhất ở mức 60%. Trong thời đại công nghệ 4.0, các trang mạng xã hội như Instagram, YouTube, TikTok… nổi lên đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua sắm của thế hệ trẻ. Thế hệ gen Z đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, trang sức, giày dép, sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ ăn mang về hoặc giao hàng tận tay. Đây được coi như một làn sóng mới trong quá trình tiêu dùng sản phẩm tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu của American Institute of Social và Shirofune,Tạp chí Con số & Sự kiện, Tổng Cục thống kê,

 

Xem thêm: Tâm lý công nhân Việt Nam khi đàm phán lương

Chia sẻ