Một số khó khăn, bất cập trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC hiện nay với công trình công nghiệp

Với việc ban hành các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn của nhà nước trong hoạt động nghiệm thu PCCC ở các công trình công nghiệp đã có những tác động lớn đến lĩnh vực xây dựng, thông qua các công tác thẩm duyệt, nghiệm thu và quản lý hoạt động của Dự án.  Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm chưa thống nhất giữa các văn bản pháp lý với nhau và với tình hình thực tế, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công, phát sinh chi phí cho các nhà đầu tư.

Một số khó khăn, bất cập trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC hiện nay với công trình công nghiệp

Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn quan trọng đang áp dụng cho PCCC ở các công trình công nghiệp:

  •  Quy chuẩn 06:2020: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (mã số QCVN 06:2010/BXD)
  •  Nghị định 136:2020: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. (mã số NĐ136/2020/NĐ-CP), CP ban hành ngày 21/11/2020;
  •  Quy chuẩn kỹ thuật về bơm nước chữa cháy 02:2020/BCA, do cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ chủ trì biên soạn, Bộ KHCN thẩm định, BCA ban hành theo thông tư số 52/2020/TT-BCA ngày 26/05/2020;
  •  Tiêu chuẩn Quốc gia 5687:2010: Thông gió – Điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế

Áp dụng các Tiêu chuẩn vẫn còn một số khó khăn

Một số khó khăn, bất cập trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC hiện nay với công trình công nghiệp

  1. Chưa có tiêu chuẩn riêng cho hệ thống hút khói, Việc thiết kế hệ thống này đang áp dụng chung TCVN 5687, vốn được thiết kế cho hệ thống thông gió điều hòa không khí.  
  2. Có một số ngành sản xuất chưa có trong TCVN 7336:2003,  dẫn đến nhà đầu tư gặp khó khăn khi phân loại để trang bị hệ thống Sprinkler tự động. Ví dụ như nhà máy sang chiết hóa chất chưa được xếp loại ngành sản xuất cụ thể, hay các Kho của các nhà máy gia công thép, là loại vật liệu khó cháy, có thể gây lãng phí nếu vẫn sử dụng hệ thống Sprinkler. 
  3. Nhà máy sản xuất thuốc – dược phẩm, đặc thù là có rất nhiều các phòng chức năng nhỏ, có yêu cầu phòng sạch, chênh áp suất, được trang bị dây chuyền sản xuất theo công nghệ nước ngoài. Vì vậy nên việc áp dụng hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động và hút khói cho các phòng nhỏ đang chưa được rõ ràng, gây khó khăn về giải pháp công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn ngành như GMP EU…

Chưa thống nhất giữa công tác thẩm duyệt và nghiệm thu

Yêu cầu về Giới hạn chịu lửa (GHCL) của cấu kiện, Điều 2.6.2 QC06:2020 nêu rõ: “Khi giới hạn chịu lửa tối thiểu của cấu kiện được yêu cầu là R 15 (RE 15, REI 15) thì cho phép sử dụng các kết cấu thép không bọc bảo vệ mà không phụ thuộc vào giới hạn chịu lửa thực tế của nó, ngoại trừ các trường hợp khi giới hạn chịu lửa của các bộ phận chịu lực của nhà theo kết quả thí nghiệm nhỏ hơn R 8”. Tuy nhiên, trong thực tế, khá là khó khăn để tiến hành thí nghiệm, khi các cấu kiện KCT chính của nhà máy đều có R>=8. 

Các yêu cầu kiểm định chưa bám sát thực tế như thử nghiệm theo nguyên bộ (đốt mẫu cùng lúc tất cả các phụ kiện cấu tạo của cấu kiện). Vì các phụ kiện chưa đồng bộ về chống cháy nên việc kiểm định còn nhiều vướng mắc. 

Phần sơn chống cháy: hiện nay đang chưa có hướng dẫn chi tiết của Cục PC07, nên công tác kiểm định sơn chống cháy của các nhà thầu PCCC đang gặp rất nhiều khó khăn.

Với yêu cầu đảm bảo EI và đốt mẫu theo bộ, việc kiểm định cửa cuốn chống cháy đang rất khó thực hiện, các Nhà cung cấp hiện chỉ đang kiểm định được chỉ số E và không kiểm định được I (cách nhiệt), do vật liệu lá cửa cuốn hiện nay không đảm bảo được yêu cầu về I. Vách panel chống cháy cũng đang gặp khó khăn tương tự.

HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ THIẾT BỊ VỆ SINH

Chia sẻ