Các dự án điện, điện tử, công nghiệp biến, chế tạo dự án sẽ tiếp tục là những ngành thu hút các nhà đầu tư FDI và các dự án xây dựng nhà máy vào Việt Nam năm 2022.
Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam 2021
Tổng vốn FDI năm 2021 của Việt Nam đạt hơn 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với vốn trên 18,1 Tỷ giá USD.
Rất nhiều dự án FDI lớn, thuộc lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo mà Việt Nam đã thành công thu hút đầu tư trong năm 2021 như: Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD; Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina (Nhật Bản) với công suất 800.000 tấn/năm và tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD; Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD…
“Vượt qua nhiều khó khăn, giá trị toàn ngành công nghiệp năm 2021 tăng 4,82% so với năm 2020. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế cả nước tăng trưởng trong năm 2022,” bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.
Xu hướng chuyển đổi sang ngành hàng giá trị cao
Theo một báo cáo của Savills – tập đoàn tư vấn bất động sản hàng đầu trên thế giới, Việt Nam đang chuyển đổi từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo. Xu hướng này ngày càng trở nên rõ nét ở Việt Nam, kể từ khi hàng loạt đại gia công nghệ có mặt và triển khai dự án nhà máy thông minh như ABB, Nestle, Honda, Samsung, Daikin, GS-Yuasa…
Nhà máy thông minh Ắc quy GS tại Bình Dương do DELCO là Tổng thầu thiết kế và cung cấp giải pháp Nhà máy thông minh, tiết kiệm điện đến 25% và nâng cao tuổi thọ thiết bị, nhà máy.
Xem thêm: Dự án Nhà quy hoạch GS thứ 2 – giai đoạn 2
Những lợi ích đó thu hút nhà đầu tư FDI xây dựng nhà máy tại Hải Phòng
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), với mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, Việt Nam đã công bố nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cao hơn vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ hiện đại, đặc biệt là các dự án R&D. Tới đây vốn FDI sẽ dịch chuyển nhiều hơn nữa vào các ngành hàng có giá trị cao và Việt Nam đang trở thành một điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia có hàm lượng công nghệ cao.
Năm 2022 còn là năm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực, và nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng của Việt Nam tiếp tục thực hiện các lộ trình đã cam kết, độ mở kinh tế Việt Nam ngày càng lớn với thế giới. Một số chuyên gia cho rằng, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong năm 2022.
Nguồn thông tin: Báo Đầu tư , Báo Điện tử phủ