Các xu hướng thiết kế nhà máy xanh tại Việt Nam năm 2024

Một số phương án thiết kế nhà máy xanh mà nhà đầu tư có thể tham khảo để xây dựng nhà máy phù hợp với xu hướng phát triển xanh tại Việt Nam: thiết kế tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu; sử dụng các công nghệ nhà máy thông minh; tái chế – tái sử dụng tài nguyên…

Tổng quan về nhà máy xanh

Đứng trước các nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cũng như phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu ngày một gia tăng, các quốc gia đều đưa ra các giải pháp và cam kết giảm phát thải để cải thiện tình trạng này. Trong đó, mô hình nhà máy xanh được nhiều quốc gia đẩy mạnh phát triển và trở thành một trong những xu hướng thiết kế và xây dựng nhà máy hiện nay.

Tổng quan về nhà máy xanh

Nhà máy xanh được xây dựng và trang bị máy móc hiện đại, có quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, lượng khí thải thấp giúp giảm ô nhiễm môi trường và giảm tiêu thụ năng lượng hiệu quả. Theo một góc nhìn khác, xây dựng nhà máy xanh là quá trình xanh hóa nơi làm việc và xanh hóa sản phẩm, sử dụng nguyên liệu xanh và chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường.

Một số chuyên gia lại cho rằng, nhà máy xanh là nhà máy sản xuất các sản phẩm có khả năng trung hòa gần như 100% khí nhà kính bằng cách kết hợp năng lượng tái tạo, kết nối thông minh và quản lý năng lượng theo nhu cầu. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chủ động sử dụng năng lượng sạch, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải và tái chế, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để cải tiến quy trình hướng đến các tiêu chí sản xuất xanh, sạch phù hợp với xu hướng phát triển nhà máy xanh tại Việt Nam.

Các phương án thiết kế nhà máy xanh

Để thiết kế một nhà máy xanh, nhà đầu tư cần quan tâm đến việc đưa các giải pháp sản xuất, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường vào cách bố trí, xây dựng và vận hành của nhà máy. Dưới đây là một số xu hướng thiết kế nhà máy xanh năm 2024 mà chủ đầu tư có thể tham khảo:

Thiết kế tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu: sử dụng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng như sử dụng công nghệ LED, tối ưu ánh sáng tự nhiên để giảm nhu cầu chiếu sáng nhân tạo. Thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên phù hợp, giảm thiểu nhu cầu sử dụng điều hòa không khí.

Sử dụng các công nghệ nhà máy thông minh cho phép tự động bật/tắt theo giờ để tiết kiệm năng lượng/nhiên liệu.

Sử dụng các công nghệ nhà máy thông minh

ng dụng công nghệ cao tại nhà máy đồ thể thao chủ đầu tư Châu Âu do DELCO là Tổng thầu thi công cơ điện giúp tiết kiệm 15 – 20% nhiên liệu lò hơi và ít nhất 15% chi phí năng lượng cho các hệ thống xử lý môi trường

Sử dụng công nghệ theo dõi và cảnh báo các hiện tượng quá tải bơm/quên tắt thiết bị điện trong nhà xưởng… giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

Nhà máy Ắc quy GS Bình Dương tiên phong trong xây dựng hạ tầng smart factory

Nhà máy Ắc quy GS Bình Dương tiên phong trong xây dựng hạ tầng smart factory tại Việt Nam do Delco làm tổng thầu thiết kế – thi công, các số liệu vận hành cho thấy hệ thống đã tiết kiệm đến 25% điện năng tiêu thụ.

Tái chế – tái sử dụng: sử dụng nước thải đã qua xử lý để tưới cây, rửa đường… giúp tiết kiệm tài nguyên nước.

Tái xử lý nước thải để cưới cây trong nhà máy

Nhà máy thông minh Power Plus Technology ứng dụng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp và tái sử dụng nước đã qua xử lý làm nước tưới cây, rửa đường…

Tích hợp năng lượng tái tạo: các nhà máy có thể sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như pin mặt trời, tuabin gió để tạo ra năng lượng sạch phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy.

Sử dụng vật liệu bền vững: nhà đầu tư có thể lựa chọn vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và tái chế để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Quản lý chất thải: thiết kế các khu vực phân loại và tái chế chất thải để xử lý chất thải đúng cách, ứng dụng các giải pháp tái chế chất thải thành năng lượng có thể sử dụng.

Ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường: ứng dụng AI, IOT… vào sản xuất. Sử dụng hệ thống HVAC để thông gió và điều hòa không khí hiệu quả.

Hệ thống Boiler tại nhà máy do Delco là tổng thầu M.E.P

Hệ thống Boiler tại nhà máy do Delco là tổng thầu M.E.P giúp chủ đầu tư tiết kiệm từ 15 – 25% điện năng tiêu thụ và tiết kiệm khối lượng lớn nhiên liệu

Lợi ích của nhà máy xanh

Với dây chuyền sản xuất hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và xử lý chất thải, nhà máy xanh giúp giảm lượng khí thải carbon hiệu quả và hạn chế tối đa rác thải ra môi trường, phù hợp với xu hướng công nghiệp xanh hiện nay.

Nhà máy năng lượng xanh Idemitsu Việt Nam

Nhà máy năng lượng xanh Idemitsu Việt Nam

Theo BGMEA, nhà máy xanh giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng lên tới 40%, giảm mức tiêu thụ nước hơn 30% và giảm lượng khí thải carbon dioxide hơn 30% so với nhà máy thông thường. Ngoài ra, theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng – Phó chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, nhà máy xanh còn tiết kiệm chi phí vận hành từ 20 – 30% giúp chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn.

Áp dụng mô hình nhà máy xanh không chỉ giúp chủ đầu tư giảm chi phí mà còn giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả sản xuất đáng kể. Hơn hết, khi xây dựng nhà máy xanh, các nhà đầu tư còn được hưởng nhiều ưu đãi đặc quyền từ chính phủ các nước do nhà máy xanh đang trở thành xu hướng tất yếu được nhiều quốc gia chú trọng.

Xem thêm: Xu hướng phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam

Xem thêm: Báo cáo thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam 2023: tiếp đà tăng trưởng, hấp dẫn nhà đầu tư trên toàn thế giới

Chia sẻ