Xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc: các chính sách và lợi thế thu hút nhà đầu tư

Từ 2021 – 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được tổng cộng 1,9 tỷ USD vốn đầu tư FDI. Ước tính đến cuối năm 2023, tỉnh có 468 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 7,9 tỷ USD. Hoạt động đầu tư FDI, xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc có sự tăng trưởng và ổn định cao, đáp ứng tốt nhu cầu của nhà đầu tư.

4 ưu điểm khi xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc

Vị trí địa lý đắc địa

Vĩnh Phúc là vùng trọng điểm của Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội – Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc). Đây là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng. 

Nhờ sở hữu vị trí địa lý đắc địa, đây chính là địa điểm tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực miền Bắc và phù hợp cho nhà đầu tư khi lựa chọn xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc.

Địa hình đa dạng 

Vĩnh Phúc được chia thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi. Với sự đa dạng địa hình và tiềm năng phát triển của từng vùng, Vĩnh Phúc tự tin trong việc xây dựng mô hình kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực: 

  • Vùng đồng bằng: có địa hình thấp, bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp bởi hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Đáy, là nguồn phù sa màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, phù hợp phát triển công nghiệp sản xuất và chế biến nông sản. Ngoài ra, xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc cũng rất thuận lợi do đây là vùng cung cấp nhiều loại vật liệu xây dựng như đá granite (khoảng 50 triệu m3), cao lanh, cát sỏi và đất sét,…
  • Vùng trung du: có địa hình đồi gò xen kẽ nhau từ đông sang tây. Đây là vùng có quỹ đất dồi dào, đặc biệt là đất đồi thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu nghỉ dưỡng.
  • Vùng núi: với quy mô đất rộng, mật độ dân cư thấp, chi phí giải phóng mặt bằng thấp, nguồn lao động dồi dào, các huyện miền núi ở Vĩnh Phúc có tiềm năng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy tại đây.

Mạng lưới giao thông liên kết, thuận tiện

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy:

  • Hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, cùng nhiều tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn, thuận lợi cho giao thương với các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không,..
  • Vĩnh Phúc có đường sắt Hà Nội – Lào Cai là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía bắc đi Vân Nam, Trung Quốc. Đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 41km, kết nối với nhiều khu vực trọng yếu như: thành phố Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên, huyện Tam Dương, huyện Vĩnh Tường.
  • Các hệ thống sông lớn như sông Hồng và sông Lô, với các cảng sông cấp quốc gia Vĩnh Thịnh, Đức Bác, Như Thụy.

Ngoài ra, Vĩnh Phúc có phân bố đường giao thông hợp lý, hệ thống mạng lưới giao thông được đầu tư và nâng cấp. Cùng với đó, tỉnh cũng chú trọng đầu tư vào các đường liên tỉnh và đường quốc gia, giúp tạo một hệ thống giao thông thuận tiện và liên kết.

Xem thêm: Bản đồ tập trung các khu công nghiệp trọng yếu Việt Nam

Môi trường đầu tư FDI tại Vĩnh Phúc: Các chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư

Các chính sách phát triển, ưu đãi được tỉnh đưa ra nhằm thu hút và tăng cường hiệu quả xúc tiến đầu tư FDI tại Vĩnh Phúc với tiêu chí thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy yếu tố chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí ưu tiên:

Chính sách phát triển hạ tầng các khu công nghiệp

Với tầm nhìn phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh sẽ thực hiện các chính sách phát triển hạ tầng công nghiệp nhằm thu hút nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư FDI  xây dựng nhà máy tại các KCN lớn ở Vĩnh Phúc:

  • Dự kiến phát triển 27 KCN với quỹ đất khoảng 6.200-7.000 ha
  • Quy hoạch hạ tầng dự án KCN Phúc Yên (2023) với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng
  • Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng 6 KCN Sơn Lôi, Sông Lô I, Sông Lô II, Tam Dương I – khu vực 2; Thái Hòa – Liễn Sơn – khu vực 2 (giai đoạn 1), Nam Bình Xuyên.
  • Hoàn thiện hạ tầng các KCN, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án nhằm tạo quỹ đất sạch để đầu tư hạ tầng, thu hút dự án đầu tư mới. 
  • Tập trung đầu tư hạ tầng tới chân hàng rào các KCN 

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, tay nghề giỏi, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp khi xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc:

  • Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề chất lượng cao, phối hợp với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Với tầm nhìn đến năm 2025, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 82%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng hoặc chứng chỉ đạt 40%.
  • Chất lượng giáo dục nghề nghiệp được nâng cao; quy mô đào tạo được mở rộng, chú trọng vào các ngành nghề kinh tế mũi nhọn, các lĩnh vực quan trọng của tỉnh.. Theo thống kê đến tháng 5/2023, toàn tỉnh có 33 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với gần 2.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên. Năm 2022, tỷ lệ tốt nghiệp ra trường và có việc làm đúng nghề được đào tạo trên 80%, trong đó, các nghề trọng điểm đạt trên 90%.
  • Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
  • Hỗ trợ giải quyết những vấn đề về lao động cho các nhà đầu tư khi xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc: chính sách vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ đào tạo và tuyển dụng lao động,..

Chính sách khuyến khích đầu tư

Tỉnh đã phê duyệt Đề án thu hút đầu tư xây dựng nhà máy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030:

  • Thu hút thêm vốn đầu tư từ khu vực FDI từ 2,0-2,5 tỷ USD,
  • Hỗ trợ DN tiếp cận đất đai với thời gian nhanh nhất theo quy định của pháp luật.
  • Hỗ trợ các điều kiện đầu vào thiết yếu cho sản xuất kinh doanh của DN 
  • Thực hiện cấp mới 6 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 65,21 triệu USD và thực hiện thủ tục tăng vốn đầu tư cho 11 dự án; trong đó: 10 dự án FDI

Dự kiến, trong quý II/2023, Vĩnh Phúc dự kiến thu hút thêm 3-5 dự án FDI với vốn đăng ký đạt 60-70 triệu USD và 2-3 dự án trong nước với vốn đăng ký đạt khoảng 500-700 tỷ đồng.

Danh sách các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch 20 khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh trong đề án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc:

 

Xem thêm: Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc quy mô đến 200 triệu USD, khởi động mạng lưới Logistics thông minh ASEAN

 

Khu công nghiệp Kim Hoa 

Các ngành nghề chính: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và sửa chữa xe máy, thiết bị; Chế biến các sản phẩm công nghiệp và thực phẩm; Sản xuất, gia công cơ khí, chế tạo máy móc thiết bị và sắt thép; Các ngành công nghiệp khác không gây ô nhiễm môi trường. 

Vị trí: thị xã Phúc Yên, nằm sát đường Quốc lộ 2A, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 10km, cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 35km, Cách cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 152km; Nằm sát tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Quy mô: 105 ha

Khu công nghiệp Khai Quang

Các ngành nghề chính: Sản xuất, chế tạo cơ khí chính xác; sản xuất điện tử, điện lạnh; sản xuất thiết bị điện tử, điện lạnh; sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất khuôn mẫu kim loại và phi kim loại..

Vị trí:  thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 221,46 ha

Khu công nghiệp Bình Xuyên I

Các ngành nghề chính: Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất thiết bị điện; sản xuất hóa chất và vật liệu xây dựng; các dự án sản xuất đầu tư ứng dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường

Vị trí: Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 

Quy mô: 287 ha

Khu công nghiệp Bình Xuyên II 

Các ngành nghề chính: Sản xuất điện thoại di động, linh kiện điện tử, màn hình tinh thể lỏng, thiết bị âm thanh điện tử; Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm; Sản xuất sản phẩm điện tử,..

Vị trí: huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 481,1ha

Dự án Ắc quy GS Việt Nam thứ 3 – do DELCO làm tổng thầu Design – Build xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc.

Khu công nghiệp Bá Thiện I

Các ngành nghề chính: công nghiệp điện tử; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, dược phẩm; logistic..

Vị trí: xã Bá Hiến và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 327 ha

Khu công nghiệp Bá Thiện II 

Các ngành nghề chính: Công nghiệp nhẹ; Công nghiệp công nghệ cao; Công nghiệp viễn thông, linh kiện điện tử; Lắp ráp, sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; Logistics và các ngành công nghiệp hỗ trợ khác; Sản xuất trang thiết bị công nghiệp

Vị trí: xã Thiện Kế, Bá Hiến và Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 308,83 ha

Khu công nghiệp Sơn Lôi

Các ngành nghề chính: Cơ khí, chế tạo thiết bị, phụ tùng phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp; Chế tạo máy; Điện, điện tử, linh kiện điện tử; cao su, mỹ phẩm, hóa chất; Sản xuất bao bì, dụng cụ thể thao… 

Vị trí : các xã Sơn Lôi, Tam Hợp và thị trấn Bá Hiến, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 264,52 ha 

Khu công nghiệp Chấn Hưng

Các ngành nghề chính: sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí lắp ráp; điện, điện tử; dệt may; chế biến nông sản, lâm sản, thực phẩm và các ngành khác

Vị trí: xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tiếp giáp thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 129,75 ha

Khu công nghiệp Phúc Yên

Các ngành nghề chính: Thiết bị phục vụ ngành hàng không, sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác và quang học, thiết bị y tế, thiết bị điện, điện lạnh, phụ tùng ô tô xe máy.

Vị trí: thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 127,74 ha

Khu công nghiệp Phúc Yên II

Các ngành nghề chính:  Thiết bị phục vụ ngành hàng không, sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác và quang học, thiết bị y tế, thiết bị điện, điện lạnh, phụ tùng ô tô xe máy.

Vị trí: tại phường Phúc Thắng và phường Nam Viêm, TP Phúc Yên.

Quy mô: 111 ha

Khu công nghiệp Thăng Long (Vĩnh Phúc) 

Các ngành nghề chính: Công nghiệp không gây ô nhiễm; Các dự án công nghệ cao như sản xuất động cơ; công nghiệp phụ trợ; sản xuất phụ tùng, linh kiện cho xe máy; phụ kiện điện tử và sản phẩm cơ khí chính xác…

Vị trí: huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 213 ha

Khu công nghiệp Vĩnh Tường

Sản xuất phụ tùng ô tô xe máy; Công nghiệp phụ trợ; Thực phẩm đồ uống; Chế biến nông sản thực phẩm; may mặc, hàng tiêu dùng.

Vị trí: huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Quy mô: 200 ha

Khu công nghiệp Tam Dương I 

Các ngành nghề chính: Cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo, máy nông nghiệp, khuôn mẫu, phụ tùng điện, điện tử, điện lạnh,..

Vị trí: các xã Hướng Đạo, Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 750 ha

Khu công nghiệp Tam Dương II

Các ngành nghề chính: Sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị điện, chế tạo máy nông nghiệp; điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy; Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại..

Vị trí: xã Kim Long, huyện Tam Dương và các xã Hợp Châu, Hồ Sơn, Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 176,53 ha

Khu công nghiệp Sông Lô I

Các ngành nghề chính: Công nghiệp công nghệ cao; Công nghiệp cơ khí chế tạo; Sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da; Công nghiệp chế biến nông lâm sản; Các xí nghiệp sản xuất công nghiệp nhẹ khác ít ảnh hưởng đến môi trường.

Vị trí: huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 177,7ha

Khu công nghiệp Sông Lô II 

Các ngành nghề chính: Công nghiệp cơ khí: Sản xuất, lắp ráp ô tô; Sản xuất các phụ tùng, linh kiện phục vụ cho việc lắp ráp ô tô, xe máy; Sản xuất các linh kiện, chi tiết cơ khí chính xác; Công nghiệp điện tử; Công nghiệp thiết bị điện;  Công nghiệp vật liệu xây dựng cao cấp; Bao bì nhựa, sản phẩm nhựa. 

Vị trí: các xã Đồng Thịnh, Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 165,66 ha

Khu công nghiệp Lập Thạch I

Các ngành nghề chính: Sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm,  vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, cấu kiện xây dựng. Thiết bị y tế, dược phẩm.

Vị trí: thị trấn Lập Thạch, xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 128,46 ha

Khu công nghiệp Lập Thạch II

Các ngành nghề chính:  Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh; máy móc thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, thực phẩm , may mặc, da giầy,Thiết bị y tế, dược phẩm.

Vị trí: huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô: 250 ha

Khu công nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa  

Các ngành nghề chính: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Cơ khí chính xác; Sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may (không có tẩy, nhuộm), giày da; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.

Vị trí: huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 25km

Quy mô: 578,43ha

Khu công nghiệp Nam Bình Xuyên 

Các ngành nghề chính: Sản xuất phần mềm, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, lắp ráp linh kiện máy móc; sản xuất cơ khí, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng; sản xuất linh phụ kiện công nghiệp hàng không.

Vị trí: thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Quy mô: 295 ha

Khu công nghiệp Vĩnh Thịnh

Khu công nghiệp Vĩnh Thịnh được điều chỉnh loại khỏi quy hoạch các KCN tại Vĩnh Phúc và thay thế bằng việc phát triển khu du lịch sinh thái với quy mô 250 ha tại cùng địa điểm theo Quyết định số 2323/QĐ-UBND.

Tổng diện tích: 270 ha

Địa chỉ: Xã Vĩnh Thịnh và Xã An Tường, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc

Nhà máy UTECH Việt Nam sản xuất sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp sản xuất ô-tô, DELCO làm tổng thầu xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc

Tham khảo: Làn sóng FDI mới đang đến Việt Nam

Nguồn tham khảo: Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Báo Bộ Công Thương, Báo điện tử Chính phủ, Đài phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc

Chia sẻ

Thẻ:, , , , , , ,