QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS
QUALITY GENERAL CONTRACTOR
RELIABLE PLATFORM FOR YOUR BUSINESS

Những thay đổi quan trọng của Luật Bảo vệ môi trường 2020 đối với lĩnh vực xây dựng công nghiệp (cập nhật 2023)

Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam có nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến xây dựng công nghiệp, thủ tục đánh giá tác động môi trường, xin cấp giấy phép môi trường, quan trắc môi trường và báo cáo định kỳ …

Thay đổi tiêu chí phân loại dự án đầu tư

Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ 01/01/2022 đến nay đã thay đổi phương thức quản lý, phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường: quy mô dự án, công suất sản xuất, yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Theo đó, các dự án được chia thành 4 nhóm:

  • Dự án đầu tư nhóm I có quy mô và công suất sản xuất lớn, có yếu tố nhạy cảm về môi trường và nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao, 
  • Dự án đầu tư nhóm II có quy mô và công suất sản xuất trung bình, hoặc dự án công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường,
  • Dự án đầu tư nhóm III có công suất nhỏ, ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
  • Dự án đầu tư nhóm IV không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Theo luật mới, các dự án thuộc nhóm I và một số dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường thuộc nhóm II sẽ phải làm thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Thay đổi này của Luật Bảo vệ môi trường sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí thủ tục.

Xem thêm: Luật đầu tư (sửa đổi) 2020 và những điều nhà đầu tư vào Việt Nam nên biết

Thay đổi thủ tục xin giấy phép môi trường

Thủ tục đánh giá tác động môi trường

Cơ quan thẩm định: 

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • UBND cấp tỉnh

Thời gian xử lý hồ sơ: 

  • Nhóm I: tối đa 45 ngày
  • Nhóm II: tối đa 30 ngày

Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường

Cơ quan thẩm định: 

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
  • UBND cấp tỉnh
  • UBND cấp huyện

Thời gian xử lý hồ sơ:

  • Cấp Bộ: không quá 60 ngày; 
  • Cấp tỉnh, huyện: 35 – 40 ngày

Thủ tục đăng ký môi trường

Thời điểm thực hiện: 

  • Dự án thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM: đăng ký trước khi vận hành chính thức;
  • Dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM:
    • Trường hợp dự án phải có GPXD: làm thủ tục đăng ký môi trường trước khi có giấy phép xây dựng 
    •   Trường hợp dự án không phải có GPXD: làm thủ tục đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày 01/01/2022 có phát sinh chất thải nhưng không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường: phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày 01/01/2022.

Cơ quan tiếp nhận: 

  • UBND cấp xã

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã cải cách thủ tục hành chính, tích hợp các giấy phép, giấy xác nhận về môi trường như xả nước thải, xả khí thải, xử lý chất thải nguy hại,… vào chung 1 GPMT, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. 

Các thay đổi quan trọng của Luật bảo vệ môi trường 2020

Luật Bảo vệ môi trường bổ sung và sửa đổi đã tác động nhiều đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhà máy công nghiệp.

Yêu cầu hệ thống xử lý chất thải tại các nhà máy công nghiệp

Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Tùy loại hình và công suất của dự án, tùy quy định của từng KCN, dự án có thể yêu cầu phải có công trình xử lý chất thải hoặc không.

  • Những dự án ký hợp đồng và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung thì không cần công trình xử lý nước thải và không cần vận hành thử nghiệm.
  • Đối với các dự án có công trình xử lý nước thải, phải vận hành thử nghiệm trước khi hoạt động chính thức. Quy chuẩn nước thải đầu ra tuỳ thuộc quy định của từng KCN, từng tỉnh thành, quy định phổ biến là nước thải đầu ra phải đạt loại B TCVN.

Thời gian vận hành thử nghiệm: 3 – 6 tháng.

Quan trắc và báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, doanh nghiệp khi hoàn thành xây dựng và đưa nhà máy đi vào hoạt động, không cần thực hiện riêng lẻ các báo cáo giám sát môi trường hay báo cáo quan trắc mà đã được tích hợp hết trong Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ. Trong đó, đối tượng chất thải yêu cầu phải được quan trắc bao gồm nước thải, khí thải, bụi công nghiệp.

Doanh nghiệp cần nộp Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ 1 năm 1 lần cho cơ quan cấp GPMT hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường, vào trước ngày 15/1 của năm tiếp theo. Nếu không thực hiện báo cáo định kỳ, doanh nghiệp có thể bị xử phạt từ 15-20 triệu đồng nếu dự án thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh, 20-30 triệu đồng nếu dự án thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT.

Hệ thống xử lý môi trường bao gồm: hệ thống xử lý bụi sơn, hệ thống xử lý mùi sơn tại nhà máy DAINESE Việt Nam, do DELCO là tổng thầu thiết kế – thi công hệ thống cơ điện nhà máy và cung cấp giải pháp smart factory.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến xây dựng công nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tổng thầu nhà máy công nghiệp, liên tục cập nhật các thông tin quy định, chính sách mới, DELCO luôn sẵn sàng tham vấn và hỗ trợ chủ đầu tư về các yêu cầu pháp lý của thủ tục Bảo vệ môi trường trong suốt quá trình tư vấn – thiết kế nhà máy.

Xem thêm: Một số dự án xử lý nước thải khí thải nhà máy do Delco thực hiện

Nguồn thông tin: Tạp chí Kinh tế Môi trường

Xem thêm: 4 quy chuẩn bắt buộc áp dụng khi đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam

Chia sẻ