Các hình thức doanh nghiệp FDI có thể thuê đất công nghiệp tại Việt Nam
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi muốn thuê đất để xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất tại Việt Nam chỉ có thể thuê đất từ Nhà nước, không thể thuê từ các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất. Doanh nghiệp FDI có thể thuê đất thông qua các hình thức sau đây:
- Thuê lại từ doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp nước ngoài sẽ thuê lại quyền sử dụng đất từ một doanh nghiệp khác đã thuê đất của Nhà nước.
- Thuê đất từ Nhà nước
Nhà đầu tư sẽ làm hợp đồng thuê đất từ nhà nước. Doanh nghiệp sử dụng đất phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo hình thức trả một lần hoặc trả hàng tháng hoặc hàng năm.
- Nhà nước giao đất cho doanh nghiệp sử dụng
Trường hợp này thường chỉ dành cho các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng đất để đầu tư phát triển dự án nhà ở và dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp phải trả cho Nhà nước tiền sử dụng đất.
Doanh nghiệp FDI có được chuyển giao, cho thuê lại đất đã thuê không?
Theo Khoản 2 Điều 149 và Điều 174 Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản sở hữu của mình gắn liền với đất, cũng như cho thuê lại phần đất đã thuê từ nhà nước.
Chi phí thuê đất công nghiệp
Chi phí thuê đất công nghiệp thường được tính theo công thức sau:
- Trả một lần: Tiền thuê đất = Diện tích thuê x Đơn giá đất trả một lần.
- Trả hàng năm: Tiền thuê đất = Diện tích thuê x Đơn giá thuê đất
Mức đơn giá đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại đất, vị trí đất, đơn giá trúng đấu giá của thời hạn thuê đất…
Tham khảo: Giá chào thuê đất công nghiệp Việt Nam cập nhật Q3 2020, giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%:
Hồ sơ thuê đất công nghiệp dành cho nhà đầu tư nước ngoài
Nơi tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường UBND tỉnh sẽ là đơn vị tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và có quyền ban hành quyết định cho thuê đất.
Hồ sơ thuê đất công nghiệp dành cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Doanh nghiệp FDI nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Đơn xin giao đất hoặc thuê đất.
– Bản sao giấy chứng nhận đầu tư (công chứng).
– Bản sao văn bản xác nhận khu đất không thuộc diện giải phóng mặt bằng (công chứng).
– Bản sao giấy phép thành lập doanh nghiệp (công chứng).
– Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất.
– Bản sao DTM – báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (công chứng).
– Bản sao văn bản xác nhận ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án (công chứng).
– Bản sao bản vẽ quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt (công chứng).
Xem thêm: Xây mới hay thuê nhà xưởng: các yếu tố nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi quyết định
Tham khảo thông tin từ: DHLaw, Luật đất đai 2013