Vì sao nhà đầu tư nên lựa chọn xây dựng nhà máy ở Phú Thọ?

Không chỉ BYD (nhà cung cấp sản xuất máy tính bảng iPAd của Apple) mà có rất nhiều nhà đầu tư đã có lựa chọn xây dựng nhà máy tại Phú Thọ và tận dụng thế mạnh tiềm năng và chính sách đón sóng đầu tư của tỉnh.

Xây dựng nhà máy ở Phú Thọ – Khai thác triệt để tiềm năng khác biệt

1. Vị trí địa lý – Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:

– Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc

– Tỉnh Hòa Bình về phía Nam

– Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông

– Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam

– Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây

Phú Thọ nằm trong tam giác phát triển giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, có vị thế quan trọng với vai trò là cửa ngõ khu vực Tây – Đông – Bắc; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài hơn 60km.

Ngoài việc nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng, lợi thế của tỉnh Phú Thọ còn nằm ở việc tuyến đường thuỷ xuất phát ở Trung Quốc đến một số tỉnh thành phía Tây vùng Đông Bắc sẽ đổ về Phú Thọ, sau đó chuyển đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực lân cận.

Với vị trí “ngã ba sông” – tỉnh Phú Thọ là điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Vậy nên, Phú Thọ đóng vai trò là đầu mối vận chuyển, trao đổi hàng hoá nối liền nhiều địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ với một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. 

Danh sách các KCM, CCN trọng điểm tại tỉnh Phú Thọ

2. Mạng lưới giao thông

Tỉnh Phú Thọ là cửa ngõ giao thương lớn trong cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ của khu vực miền Bắc, điểm liên kết vận chuyển hàng hóa giữa ba khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa của địa phương và vùng.

– Đường bộ: 

  • Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (tốc độ tối đa 120 km/h) khả năng rút ngắn thời gian di chuyển so với tuyến đường cũ bắt buộc phải đi qua 5 tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Ca. Cao tốc có chiều dài lên đến 60km với 5 điểm giao cắt gồm: Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hoà và thị xã Phú Thọ, nằm trên hành lang đường bộ Côn Minh – Hải Phòng đem đến nhiều tiềm năng, lợi thế về kinh tế – xã hội vô cùng to lớn.
  • Tuyến đường quốc lộ 2 (AH.14 đường bộ Châu Á số 14) đi từ Vân Nam (Trung Quốc) tới Hà Nội, đi qua những địa điểm lớn như Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, và sân bay quốc tế Nội Bài. Nằm trên trục đường đó có quốc lộ 5, quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đều tới những điểm giao thương lớn như Hải Phòng, cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và cảng biển Cái Lân – Quảng Ninh.
  • Quốc Lộ 32 từ Hà Nội  đi sang CHDCND Lào cũng phải đi qua Phú Thọ.  Phú Thọ là điểm kết nối quốc lộ 32C với các tuyến đường đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc, cắt ngang qua đường bộ Hồ Chí Minh nối liền 3 miền đất nước.

– Đường sắt: 

  • Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) phải chạy qua tỉnh Phú Thọ rồi sau đó vè Hà Nội để kết nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – TP Hồ chí Minh. Phú Thọ có ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn nhất trong 8 ga trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho việc vận chuyển khác và hàng hóa số lượng lơn .

– Đường thủy: Việt Trì là “thành phố ngã ba sông” nơi hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài vận tải đường sông của tỉnh 235km, trong đó sông Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có công suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm.

Ngoài các lợi thế sẵn có, ban lãnh đạo tỉnh Phú Thọ còn đang tích cực triển khai các dự án giao thông trọng điểm như tuyến cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, đường liên vùng kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 70B, Quốc lộ 32C tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Yên Bái, cầu Vĩnh Phú, xây dựng các tuyến đường phục vụ kết nối với các tuyến giao thông trọng điểm quốc gia, đường trục đến KCN, cụm công nghiệp, khu dân cư, vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Vị trí địa lý và giao thông khác biệt trên chính là tiềm năng  phát triển công  nghiệp, thương mại và dịch vụ vận tải logistics…mà các nhà đầu tư có thể khai thác khi lựa chọn Phú thọ làm cứ điểm xây dựng nhà máy.

3. Nguồn tài nguyên thiên nhiên hiếm – tiềm năng thu hút các nhà máy phát triển công nghệ và công nghiệp nặng 

Nguồn tài nguyên của tỉnh Phú Thọ có cho phép tỉnh đáp ứng nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng của các nhà đầu tư. Ngoài việc có trữ lượng lến các khoáng sản kim loại chất lượng tốt (kaolin, sét gốm sứ…), tỉnh Phú Thọ còn có một nguồn khoáng sản khá quý hiếm (Parit, vàng, sắt…). cụ thể như sau: 

  • Mỏ vàng (chưa kể một số mỏ đang đang thăm dò): 17.000g – một chất dẫn điện tốt ngoài ra còn phục vụ cho sản xuất chip nhớ, bo mạch chủ trong ngành công nghiệp máy tính.
  • Quặng sắt (hàm lượng 20-30%): 29 triệu tấn – nguyên liệu chính trong sản xuất gang luyện thép.
  • Đá vôi: 38 triệu tấn – sử dụng để sản xuất vôi, xi măng, làm cốt liệu cho bê tông, rải mặt đường ô tô, đường xe lửa và công trình thủy lợi, thành phần của các tấm ốp lát và một số thành phần kiến trúc.
  • Đá xây dựng: 8,2 triệu m3 – làm cốt liệu bê tông, kè bờ, xây móng, tường, lát vỉa hè, lòng đường.
  • Đất sét (nguyên liệu sản xuất gốm sứ): 200 triệu tấn – dùng trong sản xuất giấy, xi măng, gốm sứ, bộ lọc hóa học và vật liệu chống thấm trong hệ thống cống rãnh, đập ngăn nước.
  • Kaolin, feldspar: 20 triệu tấn – phục vụ cho các ngành công nghiệp gốm sứ, giấy, sơn, cao su, sợi thủy tinh, chất dẻo, vật liệu xây dựng, gạch chịu lửa, làm xúc tác cho công nghệ lọc dầu…
  • Cát, sỏi xây dựng: 100 triệu m3

Theo đó việc lựa chọn xây dựng nhà máy tại Phú Thọ không phải là lựa chọn khó khăn đối với các ngành phát triển công nghệ nặng, điện tử, năng lượng sạch và ứng dụng IOT.

4. Nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lượng đào tạo lao động, đón làn sóng đầu tư, tỉnh Phú Thọ đã đồng bộ hóa các cơ sở giáo dục đào tạo theo hướng sáp nhập và giải thể các cơ sở đào tạo. Việc sáp nhập giúp tối ưu hóa công tác tuyển sinh và giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng viên cũng như giáo trình và cơ sở vật chất. Ngoài ra, chính phủ còn tạo điều kiện cho các trường thực hiện liên kết với nhau và các công nghiệp lớn để tăng cơ hội thực hành, thực tế.Tỉnh Phú Thọ sẽ còn tiếp tục ban hành những chính sách đào tạo được chỉnh sửa theo nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp, tạo đối thoại giữa trung tâm đào tạo với doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo lao động theo nhu cầu có trước của doanh nghiệp và đồng thời lôi kéo các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia vào công cuộc đào tạo nguồn lao động.  Tất cả để mở đường cho hành trình nâng cao khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Hạn chế tối đa sự đứt gãy nguồn nhân lực cho các nhà máy, công xưởng tại địa phương.

Ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh rằng Phú Thọ sẽ tiếp tục xúc tiến quá trình phát triển nhân lực chất lượng cao nói chung và lao động ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ứng dụng khoa học công nghệ nói riêng. 

Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt 85%, trong đó có khoảng 46,3 nghìn lao động là làm việc trong các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Xem thêm: 5 Đặc điểm tính cách lao động Việt Nam trong công việc

5. Chính sách thu hút đầu tư

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 250 cở sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Các nhóm ngành chủ yếu về cơ khí, cơ khí chế tạo; sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; dệt may; da giày;  hóa chất – phân bón; thiết bị điện – điện tử; chế biến thực phẩm – đồ uống; chế biến nông sản; chế biến gỗ – giấy; …

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Trịnh Thế Truyền cho biết, trong thời gian qua, tỉnh có nhiều chính sách quan trọng trong thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, tập trung xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng, hoàn thiện, triển khai quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Rà soát, bãi bỏ một số thủ tục hành chính liên quan không cần thiết, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư; 
  • Quy hoạch khu công nghiệp-cụm công nghiệp, trong đó có bảy KCN với diện tích lớn hơn 2.336ha và 26 cụm công nghiệp diện tích hơn 1.120ha,…
  • Tạo quỹ đất sạch, giải phóng mặt bằng và lên kế hoạch đầy đủ cho tài nguyên đất đai;
  • Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tư để tối ưu hóa quá trình thực hiện dự án cũng như là điều chỉnh hướng đào tạo lao động;
  • Tập trung triển khai chính quyền điện tử và phát triển kinh tế số, mở rộng và đẩy nhanh cách thức cung cấp dịch vụ công;
  • Huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng, đồng bộ hóa, hiện đại hóa mạng lưới giao thông.

Tầm nhìn ngắn hạn trước mắt của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, tỉnh sẽ tâp trung ưu tiên, tạo điều kiện phát triển 6 lĩnh vực công nghiệp như sau:

  • Sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, khuôn mẫu, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị
  • Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử – tin học – viễn thông
  • Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất các sản phẩm năng lượng sạch, công nghệ cao và vật liệu mới
  • Lĩnh vực sản xuất bao bì, đóng gói
  • Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da-giày
  • Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ du lịch, dịch vụ, nội thất và đồ gia dụng

Nhà máy VSUN làm dự án sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời 200 triệu USD được xây dựng tại Phú Thọ

Tổng thầu Delco chịu trách nhiệm thiết kế thi công nội thất sau xây dựng cho nhà máy VSUN Phú Thọ

 

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cho nhà đầu tư nước ngoài

Danh sách các KCN, cụm công nghiệp trọng điểm tại tỉnh Phú Thọ

I Các KCN đang trong hoạt động

1. KCN Thụy Vân (TP Việt Trì)

 xây dựng nhà máy ở Phú Thọ

– Diện tích: 369 ha

– Chủ đầu tư: Công ty phát triển hạ tầng KCN

– Ưu đãi đầu tư khi xây dựng nhà máy tại đây: Giá thuê đất, phí sử dụng hạ tầng ưu đãi  do UBND tỉnh quy định. Dự án thuộc danh mục công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Các dự án có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, UBND tỉnh quyết định mức hộ trợ riêng sau khi thông qua Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh.

2. KCN Phú Hà (Thị xã Phú Thọ)

– Diện tích: 450ha

– Chủ đầu tư: Tổng Công ty Viglacera – CTCP.

– Ưu đãi đầu tư: 

  • Các dự án đầu tư vào KCN thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%. 
  • Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. `

3. KCN Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê)

– Diện tích: 450ha

– Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Ao Vua và Công ty Cổ phần Xây dựng Đức Anh.

– Ưu đãi đầu tư KCN Cẩm Khê dành cho các CĐT: 

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): 17% trong 10 năm đầu.
  • Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. 

4. KCN Trung Hà (huyện Tam Nông)

– Diện tích: 82,63ha.

– Chủ đầu tư: Công ty phát triển hạ tầng KCN Trung Hà

– Ưu đãi đầu tư riêng cho các NĐT lựa chọn KCN Trung Hà để xây dựng và phát triển nhà máy: 

  • UBND tỉnh sẽ quy định một mức ưu đãi trong giá thuê đất, phí sử dụng hạ tầng.
  • Các dự án đầu tư vào KCN thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, kể từ ngày 1/1/2016 áp dụng thuế suất 17%. 
  • Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu. 
  • Hỗ trợ miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án thuộc danh mục công nghệ cao, công nghiệp.

5. KCN Phù Ninh (huyện Phù Ninh)

– Diện tích: 100ha

– Chủ đầu tư:  Công ty cổ phần Việt Nam – Korea

– Ưu đãi đầu tư: 

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): 17% trong 10 năm đầu; Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. 
  • Đối với dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư được hưởng thuế TNDN 10% trong 15 năm và miễn thuế TNDN 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

6. KCN Tam Nông (huyện Tam Nông)

– Diện tích: 350 HA

– Chủ đầu tư: Ban quản lí các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

– Ưu đãi đầu tư khi xây dựng nhà máy, nhà xưởng tại Tam Nông: 

  • Các dự án đầu tư vào KCN Thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
  • Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, sau xây dựng cơ bản là 18 năm đối với dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

7. KCN Hạ Hoà (huyện Hạ Hoà)

– Diện tích: 242ha

– Chủ đầu tư: 

– Ưu đãi đầu tư khi xây dựng nhà máy tại KCN Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ: 

  • Thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.
  • Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
  • hỗ trợ miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án thuộc danh mục công nghệ cao, công nghiệp. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ riêng với các dự án có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, sau khi thông qua Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh. 
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu. 
  • Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản.

8. Cụm công nghiệp Đồng Lạng (huyện Phù Ninh)

Cụm công nghiệp Đồng Lạng (huyện Phù Ninh)

– Diện tích: 41,7 ha

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH PTHT CCN Đồng Lạng Tasco – Hàn Quốc

– Ưu đãi đầu tư:

  • Thuế suất 20% trong 10 năm, kể từ 01/01/2016 áp dụng thuế suất 17%.
  • Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư.
  • Miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án thuộc danh mục công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

9. Cụm công nghiệp Đồng Lạc (huyện Yên Lập)

Cụm công nghiệp Đồng Lạc (huyện Yên Lập)

– Diện tích: 50ha

– Chủ đầu tư: Công ty CP Tập đoàn Cát Vàng

– Ưu đãi đầu tư:

  • Áp dụng thuế suất 20% trong 10 năm, kể từ 01/01/2016 áp dụng thuế suất 17%.
  • Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
  • Dự án thuộc danh mục công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

10. Cụm công nghiệp Vạn Xuân (huyện Tam Nông)

Cụm công nghiệp Vạn Xuân (huyện Tam Nông)

– Diện tích: 72 ha

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Lân Huế

– Ưu đãi đầu tư:

  • Miễn tiền thuế đất lên tới 7 năm.
  • Miễn phí dịch vụ quản lý và bảo dưỡng hạ tầng 1 năm.
  • Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư.

Xem thêm: Xây mới hay thuê nhà xưởng: các yếu tố nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi quyết định

 

Chia sẻ

Thẻ:, , ,