Hạ tầng giao thông phát triển và thuận lợi – yếu tố thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại Long An

Với hạ tầng logistics được đầu tư bài bản, vị trí địa lý thuận lợi giao thương với các vùng kinh tế lớn như Campuchia, TP.HCM,.. Xây dựng nhà máy tại Long An đang thu hút nguồn vốn đầu tư lớn với 1200 dự án FDI đến từ nhà đầu tư khắp nơi trên thế giới.

Tiềm năng phát triển kinh tế tại Long An

Vị trí địa lý đặc biệt

Long An sở hữu vị trí chiến lược quan trọng:
Phía bắc: tiếp giáp với Vương quốc Campuchia
Phía nam: tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang
Phía đông: tiếp giáp với TP.HCM và tỉnh Tây Ninh
Phía tây: tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp
Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài 137,7km, là điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong kết nối giao thương với Vương quốc Campuchia thông qua Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp và phát triển các lĩnh vực công nghiệp, kinh tế biển, dịch vụ cảng, logistics, dịch vụ xuất nhập khẩu thông qua cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông – nơi có Cảng Quốc tế Long An hoạt động.

Đây cũng là khu vực thu hút đầu tư FDI hàng đầu cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, phù hợp cho các nhà đầu tư khi có ý định xây dựng nhà máy trong các KCN trên địa bàn tỉnh Long An. Nhờ sở hữu vị trí chiến lược quan trọng với hạ tầng logistic được đầu tư bài bản, thuận lợi giao thương,

Long An đang thu hút nhà đầu tư FDI trong các lĩnh vực công nghiệp, phát triển đô thị, thương mại – dịch vụ, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhiều doanh nghiệp FDI lớn lựa chọn đầu tư xây dựng nhà máy tại Long An có thể kể đến như Lotte, Coca-Cola, Kyouwa,..

Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Long An trong 6 tháng đầu năm 2023

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tiềm năng phát triển kinh tế tỉnh Long An rất khả quan: Tỉnh tiếp tục dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong lĩnh vực thu hút đầu tư, thành lập mới doanh nghiệp, với 801 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 5,8% so với cùng kỳ), tổng số vốn đăng ký 9.391 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An đã tiếp nhận gần 1.200 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 10,5 tỷ USD. Các nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại Long An đến từ 40 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới, có thể kể đến như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan,..Trong đó, các nhà đầu tư Nhật Bản có 138 dự án có tổng vốn đăng ký hơn 767 triệu USD, chiếm 7,3% trong tổng vốn FDI đầu tư vào tỉnh.

Về quy mô kinh tế, tỉnh Long An đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm hơn 13% trên tổng quy mô của vùng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và tăng trưởng nhanh ở khu vực công nghiệp. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong 6 tháng đầu năm ước tăng 3,43%.

Xây dựng nhà máy tại Long An đang thu hút lượng vốn FDI khá lớn, với 1200 dự án FDI từ các nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan,..

Đến năm 2030, Tỉnh Long An phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng /năm (khoảng 8.000 USD); tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 7%, 48%, 45%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 9,0 – 9,5%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 – 2,5 lần so với năm 2021; Phấn đấu trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam nhằm thu hút đầu tư xây dựng nhà máy nhà xưởng tại các KCN và CCN tại Long An.

Hạ tầng giao thông phát triển, thuận lợi giao thương

Hạ tầng giao thông của tỉnh được xây dựng khá hoàn chỉnh, kết nối các khu, cụm công nghiệp với các cảng; kết nối liên vùng với các địa phương vùng ĐBSCL, với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa, giảm thời gian chi phí cho nhà đầu tư khi xây dựng nhà máy tại Long An:

Đường bộ

Các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1A với 30km chiều dài, Quốc lộ 62, Quốc lộ 50, đường N2, Tỉnh lộ 10, Đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương; Các tuyến đường tỉnh (ĐT) 830, ĐT823, ĐT824, ĐT825, ĐT826, ĐT826B,..kết nối các huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

Các tuyến đường bộ kết nối các khu công nghiệp ở Long An đến TP.HCM thường xuyên được bảo trì, nâng cấp đảm bảo khả năng vận tải hàng hóa bằng container có tải trọng lớn đến các cảng và khu vực, thuận lợi cho đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp phần giảm chi phí vận chuyển, thu hút nhà đầu tư đến xây dựng nhà xưởng trên địa bàn tỉnh Long An. 

Đường thủy

Các tuyến giao thông như Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc) thuận lợi kết nối các tuyến đường thủy quan trọng như: TP.HCM – Kiên Lương, TP.HCM – Cà Mau, TP.HCM – Tây Ninh. 

Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát,… đi từ miền Tây đến TP.HCM; Các hệ thống cảng sông lớn như Cảng Quốc tế Long An, cảng Bourbon, cảng Hoàng Tuấn,..

Trong năm 2023, Cảng Quốc tế Long An chính thức hợp long 7 cầu cảng và khai thác hàng container. Đây là điều kiện thuận lợi cho giao thương, vận tải hàng hóa bằng container tải trọng lớn của doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng nhà máy tại Long An.

Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, bài bản

Trong năm 2023, tỉnh cũng sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, bài bản nhằm phát triển công nghiệp – đô thị và phục vụ nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy tại Long An:

Tỉnh Long An tiếp tục triển khai một số dự án giao thông kết nối với TP.HCM: dự án đường Vành đai 3 đi qua các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An và TP.HCM; 3 công trình giao thông trọng điểm trong giai đoạn 2020-2025, bao gồm: Đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây; ĐT830E; QL50B.

Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, bài bản

Trong năm 2023, tỉnh cũng sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, bài bản nhằm phát triển công nghiệp – đô thị và phục vụ nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy tại Long An:

Tỉnh Long An tiếp tục triển khai một số dự án giao thông kết nối với TP.HCM: dự án đường Vành đai 3 đi qua các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An và TP.HCM; 3 công trình giao thông trọng điểm trong giai đoạn 2020-2025, bao gồm: Đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây; ĐT830E; QL50B.

Các dự án giao thông kết nối được triển khai bám dọc theo trục vành đai 3 của TP.HCM

Tỉnh Long An sẽ nâng cấp, mở rộng, cải tạo một số công trình: đường giao thông kết nối với tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang; Cao tốc Bến Lức – Long Thành kết nối với cao tốc TP.HCM – Trung Lương, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; định hướng phát triển đường sắt cao tốc TP.HCM – Cần Thơ, trục giao thông hành lang ven biển, Cảng Quốc tế Long An,….

Về đường bộ: Nâng cấp 53 tuyến đường tỉnh hiện hữu và xây dựng 29 tuyến đường tỉnh nhằm kết nối, giao thương hàng hoá với các vùng trên địa bàn và các địa phương trong vùng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, đi lại, vận chuyển hàng hóa cho các nhà đầu tư khi xây dựng nhà máy tại các KCN trên địa bàn tỉnh Long An

Về đường sắt đô thị: Xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đô thị kết nối là tuyến Hưng Nhơn – Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới – Cần Đước.

Về đường sắt chuyên dụng: Xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối từ tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ ra Cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và đi tiếp qua huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống vành đai, cao tốc, quốc lộ vùng TP.HCM đi qua tỉnh Long An và kết nối với tỉnh Tiền Giang (qua trục quốc lộ 50B)

Các chính sách và lợi thế cho nhà đầu tư FDI tại Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phấn đấu trở thành tỉnh phát triển công nghiệp của khu vực phía Nam

Hiện nay, các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động tại Long An đã được đầu tư đồng bộ, hiện đại, sẵn sàng phục vụ nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy tại Long An.

Với mục tiêu trở thành tỉnh phát triển công nghiệp của khu vực phía Nam, tỉnh Long An sẽ thực hiện một số chính sách quy hoạch, phát triển hạ tầng công nghiệp như sau:

Đầu tư 34 khu công nghiệp: tổng diện tích trên 9.200ha nhằm tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy tại Long An.

Quy hoạch phát triển mới 28 cụm công nghiệp: tổng diện tích hơn 1.800ha, nâng tổng diện tích cụm công nghiệp trên địa bàn lên gần 4.000ha. Long An dự kiến tăng quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ gấp 4 lần đến năm 2030

Ngoài ra, tỉnh Long An cũng nâng cao chất lượng và định hướng phát triển các nhóm ngành công nghiệp xanh, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh phát triển các ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và chất lượng cao

Các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư

Dưới đây là các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng nhà máy tại Long An:

Ưu đãi khi đầu tư xây dựng nhà máy vào các khu công nghiệp tỉnh Long An

+ Miễn thuế 02 năm, giảm 50% thuế suất trong 04 năm khi đầu tư vào khu công nghiệp (áp dụng cho tất cả các KCN) trên địa bàn tỉnh Long An.

+ Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo khi thực hiện dự án đầu tư mới thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021.

Thuế xuất nhập khẩu

Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế TNDN ưu đãi 17% áp dụng trong thời hạn 10 năm đối với các dự án thực hiện tại các địa bàn kinh tế khó khăn của tỉnh Long An, bao gồm Thị xã Kiến Tường; các huyện Tân Thạnh, Đức Hòa, Thạnh Hóa.

+ Thuế TNDN ưu đãi 10% áp dụng trong thời hạn 15 năm đối với các dự án thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm các huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và Khu Kinh tế Cửa khẩu tỉnh Long An.

Tiền thuê đất của Nhà nước

+ Miễn tiền thuê đất 11 năm sau 03 năm miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản.

+ Miễn toàn bộ tiền thuê đất đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Xem thêm : Quy trình và thủ tục thành lập nhà máy tại Việt Nam cho nhà đầu tư FDI – Cập nhật 2023

Danh sách các khu công nghiệp và cụm công nghiệp cho nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại Long An

Mục tiêu của Long An là trở thành tỉnh phát triển công nghiệp của khu vực phía Nam. Tổng diện tích được quy hoạch để phát triển công nghiệp là 15.000ha với 37 khu công nghiệp (KCN) và 59 cụm công nghiệp (CCN) được phê duyệt. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 18 KCN và 23 CCN hoạt động với tổng diện tích gần 4.000ha. Các khu, cụm công nghiệp tập trung chủ yếu tại các huyện giáp ranh với TP.HCM và đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, thuận tiện cho việc đón nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng nhà máy tại Long An.

Khu công nghiệp

1 – Khu công nghiệp Đức Hòa 1

Địa điểm: Xã Đức Hòa Đông

Diện tích: 257 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 69.80%

2 – Khu công nghiệp Xuyên Á 

Địa điểm: Xã Mỹ Hạnh Bắc

Diện tích: 483.01 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 73.96%

Các ngành nghề được phép đầu tư: Công nghiệp chế biến; Công nghiệp nhẹ; Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, phụ tùng; Công nghiệp kỹ thuật cao; Công nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế; Công nghiệp hóa chất.

3 – Khu công nghiệp Tân Đức

Địa điểm: Xã Đức Hòa Hạ và xã Hựu Thạnh

Diện tích: 543.35 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 77.34%

4 – Khu công nghiệp Đức Hòa 3

Địa điểm: Xã Đức Lập Hạ và xã Mỹ Bắc Hạnh

Diện tích: 1,291.93 ha

Các ngành nghề được phép đầu tư: Ngành công nghiệp điện, điện tử; Sản xuất các sản phẩm phục vụ nông lâm ngư nghiệp; Sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; cơ khí,chế tạo máy và sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp nhẹ.

5 – Khu công nghiệp Thế Kỷ

Địa điểm: Xã Hựu Thạnh

Diện tích: 119 ha

6 – Khu công nghiệp Hòa Bình

Địa điểm: Xã Nhị Thành

Diện tích: 117.67 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 85.53%

Các ngành nghề được phép đầu tư: các dự án điện tử, viễn thông; Cơ khí, luyện kim; Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa xe máy; Chế biến thực phẩm; Sản xuất hoá mỹ phẩm, dược phẩm; Gia công các sản phẩm may mặc;  Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

7 – Khu công nghiệp Nam Thuận

Địa điểm: Xã Đức Hòa Đông

Diện tích: 308.39 ha

8 – Khu công nghiệp Hựu Thạnh

Địa điểm: Xã Hựu Thạnh

Diện tích: 524.14 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 12.63%

Các ngành nghề được phép đầu tư: Công nghiệp điện máy, điện tử; chế tạo xe máy, ô tô; Cơ khí, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế; Sản xuất xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng; Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, pha lê; Công nghiệp nhựa, cao su; Công nghiệp may mặc, dệt; Chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc; Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.

9 – Khu công nghiệp Tân Đô 

Địa điểm: Xã Đức Hòa Hạ

Diện tích: 208 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Các ngành nghề được phép đầu tư: Nhóm các dự án về dược phẩm, mỹ phẩm: Cơ khí, luyện kim; Dự án sản xuất, lắp ráp, sửa chữa xe máy; Chế biến thủy sản; Dệt và may mặc; Sản xuất vật liệu xây dựng; Chế biến thực phẩm; Chế biến và chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.

10 – Khu công nghiệp Hải Sơn

Địa điểm: Xã Đức Hòa Hạ

Diện tích: 366.49 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Các ngành nghề được phép đầu tư: Cơ khí, luyện kim; dệt nhuộm, may mặc; chế biến thực phẩm, nước giải khát; sản xuất hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm; chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ; sản xuất điện tử, viễn thông; Nhóm các dự án về điện tử, viễn thông; Cơ khí chế tạo.

11 – Khu công nghiệp Hoàng Lộc

Địa điểm: Xã Hữu Thạnh

Diện tích: 152.21 ha

12 – Khu công nghiệp Anh Hồng 2

Địa điểm: Thị trấn Hiệp Hòa

Diện tích: 131.19 ha

13 – Khu công nghiệp Lộc Giang

Địa điểm: xã Lộc Giang, xã An Ninh Đông, xã Tân Mỹ

Diện tích: 466 ha

14 – Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 

Địa điểm: xã Long Hiệp

Diện tích: 225.99 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 93.50%

Các ngành nghề được phép đầu tư: Công nghiệp chế biến thực phẩm; Sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; dược phẩm, hóa mỹ phẩm; các loại sơn; nhiên liệu sinh học, than; nhựa; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị, linh kiện và phụ kiện điện; Cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; Sản xuất hàng tiêu dùng; các ngành nghề khác ít gây ô nhiễm môi trường.

15 – Khu công nghiệp Nhựt Chánh

Địa điểm: xã Nhựt Chánh

Diện tích: 125.27

Tỷ lệ lấp đầy: 97.70%

Các ngành nghề được phép đầu tư: Công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản, hải sản; chế biến thức ăn gia súc; Cơ khí chính xác, gia công cơ khí, chế tạo máy, sửa chữa máy móc thiết bị; Công nghiệp điện máy; Công nghiệp điện tử; Công nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế. Sản xuất nguyên liệu hóa chất, nguyên liệu dược phẩm, nguyên liệu mỹ phẩm.

16 – Khu công nghiệp Phúc Long 

Địa điểm: Xã Long Hiệp

Diện tích: 78.96 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Các ngành nghề được phép đầu tư: Nhóm các dự án điện tử, viễn thông; Cơ khí, luyện kim; Chế biến thực phẩm, nước giải khát; Nhóm các dự án về dược phẩm, mỹ phẩm; Văn phòng phẩm; May mặc; Sản xuất thiết bị trang trí nội thất; Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm; Dệt, nhuộm.

17 – Khu công nghiệp Prodezi

Địa điểm: Xã Lương Hòa và xã Tân Hòa

Diện tích: 400 ha

18 – Khu công nghiệp Tandoland

Địa điểm: Xã Lương Hòa và xã Tân Hòa

Diện tích: 250 ha

19 – Khu công nghiệp Việt Phát

Địa điểm: Xã Tân Lập

Diện tích: 1,214.00 ha

20 – Khu công nghiệp Phú An Thạnh

Địa điểm: Xã An Thạnh

Diện tích: 692.23 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 94.53%

Các ngành nghề được phép đầu tư: Nhóm ngành nghề may mặc; Cơ khí; Sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm; Sản xuất hàng tiêu dùng; Nhóm ngành thực phẩm, thức uống;  Linh kiện, thiết bị điện tử – viễn thông, thiết bị và nguyên phụ liệu, phụ tùng cho ngành công nghiệp điện tử và viễn thông.

21 – Khu công nghiệp Thịnh Phát

Địa điểm: Xã Lương Bình

Diện tích: 73.37 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Các ngành nghề chính: Công nghiệp chế biến thực phẩm; sản xuất bánh, kẹo. Công nghiệp chế biến nông sản, hải sản; Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc; Công nghiệp nhẹ; Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, phụ tùng, điện công nghiệp và gia dụng.

22 – Khu công nghiệp Thuận Đạo

Địa điểm: Thị trấn Bến Lức

Diện tích: 113.95 ha

23 – Khu công nghiệp Cầu Tràm

Địa điểm: Xã Long Trạch

Diện tích 61.08 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 100%

24 – Khu công nghiệp Thủ Thừa

Địa điểm: Thị trấn Cần Giuộc

Diện tích: 188.88 ha

Các ngành nghề được phép đầu tư: Các dự án sản xuất công nghệ cao; Cơ khí; Chế biến thực phẩm, nước giải khát; Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm; hỗ trợ phát triển nông nghiệp; Sản xuất phân bón, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn, mực in.

25 – Khu công nghiệp Long Hậu

Địa điểm: Xã Long Hậu

Diện tích: 90 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Các ngành nghề được phép đầu tư: Chế biến thực phẩm, thủy hải sản; Nhóm các ngành công nghiệp hỗ trợ; Nhóm các mặt hàng công nghệ cao; Nhóm các mặt hàng lắp ráp cơ khí, cơ khí chính xác; Sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất, gia công chế biến một số loại hóa chất ít độc hại; Sản xuất gia công các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; Hàng tiêu dùng; May mặc, thời trang.

26 – Khu công nghiệp Kim Tân

Địa điểm Thị trấn Cần Giuộc

Diện tích: 104.1 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 100%

27 – Khu công nghiệp Nam Tân Tập

Địa điểm: Xã Tân Tập

Diện tích: 244.74 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 48.86%

28 – Khu công nghiệp Đông Nam Á

Địa điểm: Xã Phước Vĩnh Đông, xã Tân Tập

Diện tích: 396 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 18.85%

29 – Khu công nghiệp Long Hậu 3

Địa điểm: Xã Long Hậu

Diện tích: 123.98 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 48.54%

30 – Khu công nghiệp Tân Tập

Địa điểm: Xã Tân Tập

Diện tích: 654 ha

31 – Khu công nghiệp An Nhựt Tân

Địa điểm: Xã An Nhựt Tân

Diện tích: 119.2 ha

32 – Khu công nghiệp Quốc tế Trường Hải

Địa điểm: Xã Mỹ Thạnh Bắc, xã Mỹ Thạnh Tây

Diện tích: 162.19 ha

33 – Khu công nghiệp Sài Gòn – Mekong

Địa điểm: Xã Thạnh Lợi

Diện tích: 200 ha

34 – Khu công nghiệp Trần Anh – Tân Phú

Địa điểm: Xã Tân Phú

Diện tích: 262 ha

35 – Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông

Địa điểm: Xã Phước Đông

Diện tích: 128.97 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 24.89%

36 – Khu công nghiệp Cửa khẩu Bình Hiệp

Địa điểm: Xã Bình Hiệp, xã Bình Tân

Diện tích: 168.5 ha

37 Khu công nghiệp Đông Sông Rồ

Địa điểm: Xã Bình Hiệp

Diện tích: 172 ha

Ngoài ra, tỉnh Long An còn quy hoạch mở rộng, mở mới các KCN tỉnh Long An đến năm 2030 như sau:

 

  1. KCN Thành phố Tân An: 277 ha
  2. KCN Nhơn Thạnh Trung: xã Nhơn Thạnh Trung: 147 ha
  3. KCN IDTT, xã Mỹ An: 844.5 ha
  4. KCN Thủ Thừa mở rộng, xã Tân Thành, Bình An, Mỹ Thạnh, thị trấn Thủ Thừa: 448.43 ha 
  5. KCN Thủ Thừa mở rộng giai đoạn 2, xã Tân Thành, Bình An, Mỹ Thạnh, thị trấn Thủ Thừa: 272.05 ha
  6. KCN Tân Long, xã Tân Long: 1,500 ha
  7. KCN Sài Gòn – Hựu Thạnh, xã Hựu Thạnh: 790 ha
  8. KCN Đức Hòa Đông, xã Đức Hòa Đông: 360 ha
  9. KCN Lộc Giang 2, xã Lộc Giang: 520 ha
  10. KCN Hải Sơn Đức Hòa Đông , xã Đức Hòa Đông: 261.2 ha
  11. KCN An Ninh Đông, xã An Ninh Đông, xã An Ninh Tây: 894.5 ha
  12. KCN Mỹ Quý Tây, xã Mỹ Quý Tây: 200 ha
  13. KCN Bình Hòa Nam, xã Bình Hòa Nam: 500 ha
  14. KCN Tân Tạo – Long An, xã Bình Hòa Nam: 414.7 ha
  15. KCN Vàm Cỏ Đông, xã Bình Hòa Nam: 311.1 ha
  16. KCN Mỹ Quý Đông, xã Mỹ Quý Đông: 1,500 ha
  17. KCN Mỹ Thạnh Bắc, xã Mỹ Hạnh Bắc: 209 ha
  18. KCN Đô thị Vàm Cỏ Đông, xã Bình Hòa Nam: 868 ha
  19. KCN Trà Cú Thượng, xã Bình Hòa Nam: 849 ha
  20. KCN Bình Hòa Bắc, xã Bình Hòa Bắc, xã Mỹ Thạnh Đông: 1,850 ha
  21. KCN Bình Hòa Nam 2 , xã Bình Hòa Nam: 400 ha
  22. KCN Bình Hòa Nam 3 , xã Bình Hòa Nam: 226 ha
  23. KCN Becamex VSIP Long An, xã Lương Hòa,Tân Hòa, Tân Bửu: 1,527.4 ha
  24. KCN Lương Bình, xã Lương Bình: 395 ha
  25. KCN Thạnh Lợi, xã Thạnh Lợi: 2,000 ha
  26. KCN An Thạnh, xã An Thạnh : 510 ha
  27. KCN Tân Tập 2, xã Tân Tập: 800 ha
  28. KCN Long Hậu – Tân Tập, xã Tân Tập: 400 ha
  29. KCN Đông Thạnh, xã Đông Thạnh: 600 ha
  30. KCN Phước Vĩnh Đông, Xã Phước Vĩnh Đông: 196 ha
  31. KCN Tân Hòa, Xã Tân Tập: 72 ha
  32. KCN Thuận Đạo 2, xã Long Định, Long Cang: 461 ha
  33. KCN Tân Lân 1: 450 ha
  34. KCN Tân Lân 2: 640 ha
  35. KCN Tân Lân 3: 336 ha
  36. KCN Bình Trinh Đông, xã Bình Trinh Đông và xã Tân Phước Tây: 237 ha
  37. KCN Nhựt Ninh, xã Nhựt Ninh: 119 ha
  38. KCN Tân Phước Tây 1, xã Tân Phước Tây, xã Nhựt Ninh: 349 ha
  39. KCN Tân Phước Tây 2, xã Tân Phước Tây: 485 ha
  40. KCN Công nghệ cao Bình Trinh Đông, xã Bình Trinh Đông: 72 ha
  41. KCN Phú Ngãi Trị, xã Phú Ngãi Trị: 240 ha
  42. KCN Phước Tân Hưng, xã Phước Tân Hưng: 392 ha
  43. KCN Thuận Mỹ, xã Thuận Mỹ: 1,470 ha
  44. KCN Thạnh Hóa, xã Thuận Nghĩa Hòa: 2,200 ha
  45. KCN Cửa khẩu Bình Hiệp 2, xã Bình Hiệp: 637 ha

DELCO là tổng thầu xây dựng nhà máy uy tín, có kinh nghiệm thiết kế – thi công, cung cấp giải pháp nhà máy thông minh cho nhiều dự án FDI tại Việt Nam như Nhà máy Ắc quy GS (Bình Dương), Nhà máy DAINESE (Thái Nguyên), Nhà máy Power Plus Technology (Bắc Ninh),.. Nhà đầu tư có thể lựa chọn DELCO làm tổng thầu xây dựng nhà máy tại Long An, bởi những kinh nghiệm phong phú làm việc tại nhiều địa phương và hiểu biết đa dạng ở nhiều lĩnh vực sản xuất.

Nguồn: Báo Long An, Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Long An, Bản quản lý khu kinh tế tỉnh Long An, Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An.

Xem thêm: Lương cơ bản ở Việt Nam và mức đãi ngộ thực tế – những vấn đề nhà đầu tư cần biết (cập nhật 2023)

Xem thêm: Các dự án nhà máy Delco thiết kế và xây dựng đã đi vào hoạt động

Chia sẻ