Các xu hướng thiết kế nhà máy tại Việt Nam 2024

Nắm bắt rõ xu hướng thiết kế nhà máy hiện nay sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn được phương án thiết kế nhà máy phù hợp, tiết kiệm và tối ưu nhất có thể.

Thiết kế nhà máy nhiều tầng

Thiết kế nhà máy nhiều tầng là một trong những xu hướng thiết kế nhà máy 2024 được nhiều doanh nghiệp triển khai để giải quyết vấn đề quỹ đất xây dựng có hạn. Nhà máy cao tầng được xem là giải pháp thiết kế thông minh bởi doanh nghiệp có thể mở rộng diện tích sử dụng theo chiều cao, tận dụng quỹ đất mặt sàn nhỏ, đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất của mình.

Cụm nhà xưởng nhiều tầng tại nhà máy DORCO Living Vina

Cụm nhà xưởng nhiều tầng tại nhà máy DORCO Living Vina, KCN Hòa Mạc, Duy Tiên, Hà Nam do DELCO là Tổng thầu xây dựng

Bước cột lớn, tối ưu không gian nhà máy

Xu hướng thiết kế nhà máy sử dụng nhà thép tiền chế với bước cột lớn, số lượng cột giữa được giảm đáng kể giúp doanh nghiệp tối ưu không gian hiệu quả. Bên cạnh đó, ứng dụng một số giải pháp kết cấu bê tông cốt thép hiện đại như sàn không dầm, sàn dự ứng lực với ưu điểm có thể vượt nhịp lớn, không cần dầm, giúp tối ưu chiều cao thông thủy cho nhà máy và đảm bảo khả năng chịu lực của công trình.

Thi công sàn dự ứng lực tại nhà máy 2 tầng Power Plus Technology

Thi công sàn dự ứng lực tại nhà máy 2 tầng Power Plus Technology, do DELCO là Tổng thầu Design – Build

Ngoài ra, thiết kế nhà máy những năm gần đây chú trọng phân khu mặt bằng công năng hợp lý nhằm tối ưu giao thông nội bộ, tiết kiệm diện tích giúp dây chuyền sản xuất vận hành hiệu quả; gộp các khu vực chức năng có diện tích nhỏ gần nhau để các khu vực có diện tích sử dụng lớn được độc lập, phân khu mạch lạc cũng giúp tối ưu không gian hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thi công lắp ghép

Nhà tiền chế có tính linh hoạt cao, các cấu kiện có thể tháo rời, lắp đặt và thi công đơn giản. So với việc xây dựng từ gạch, vữa, bê tông… truyền thống, nhà tiền chế có tiến độ nhanh hơn đáng kể. Hơn hết, việc có thể tháo dỡ và di dời của nhà máy tiền chế còn giúp doanh nghiệp dễ dàng di chuyển hoặc mở rộng nhà máy bất cứ lúc nào có nhu cầu.

DELCO sử dụng bê tông đúc sẵn giúp tối ưu thời gian thi công tại dự án cải tạo nhà máy DORCO Living Vina (KCN Phố Nối A, Hưng Yên)

Bên cạnh đó, xu hướng thiết kế nhà máy sử dụng bê tông đúc sẵn cũng giúp nhà đầu tư tối ưu tiến độ thi công. Do sản phẩm được sản xuất sẵn, chỉ cần lắp đặt mà không cần thi công tại chỗ, tiết kiệm thời gian đổ bê tông tại công trường. Hơn hết, bê tông đúc sẵn được sản xuất trong môi trường kiểm soát nên sản phẩm có chất lượng đồng đều, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn cho các công trình.

Tích hợp thông minh

Lựa chọn các phương án thiết kế MEP tích hợp sẵn hạ tầng của nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cấp lên nhà máy thông minh trong tương lai. Việc này cho phép nhà máy tích hợp kết nối các công nghệ IoT, AI vào quản lý sản xuất, quản lý vận hành mà không cải tạo lại hạ tầng xây dựng.

Hệ thống Chiller, hệ thống xử lý môi trường và tháp giải nhiệt được tích hợp công nghệ thông minh tại nhà nhà máy DAINESE do DELCO là Tổng thầu thiết kế – thi công cơ điện 

Xu hướng thiết kế nhà máy thông minh cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, với thiết kế nhà máy tích hợp sẵn các hệ thống camera giám sát, thiết bị chấm công thông minh, hệ thống HVAC kết hợp cảm biến sẽ giúp nhà đầu tư quản lý và giám sát nhà máy một cách thuận tiện.

Thiết kế xanh, tiết kiệm năng lượng

Các xu hướng thiết kế nhà máy hướng đến tính bền vững, tiết kiệm năng lượng ngày càng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Thiết kế nhà máy xanh không chỉ chú trọng các biện pháp xây dựng bền vững nhằm giảm lượng chất thải và khí thải carbon ra môi trường mà còn thiết kế tính toán đến các yếu tố như hệ thống ánh sáng, thông gió tiết kiệm điện năng.

Kiến trúc nhà xưởng tận dụng ánh sáng tự nhiên tại văn phòng nhà máy ANNEX do DELCO là Tổng thầu xây dựng.

Hiện nay, nhiều nhà máy được thiết kế với hệ thống sản xuất sử dụng vật liệu có nguồn gốc địa phương hoặc vật liệu tái chế giúp tiết kiệm nguyên liệu và chi phí. Thiết kế hệ thống ánh sáng với phương án sử dụng đèn LED, tối ưu ánh sáng tự nhiên; xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng được ứng dụng tại nhiều nhà máy giúp tiết kiệm điện hiệu quả. Thiết kế hệ thống HVAC với chất làm lạnh xanh kết hợp với cảm biến điều khiển từ xa để nâng cao chất lượng không khí trong nhà máy cũng là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng và chi phí đáng kể.

Xem thêm: Tích hợp công nghệ IoT trong quản lý nhà xưởng

Xem thêm: Các xu hướng thiết kế nhà máy xanh tại Việt Nam năm 2024

Chia sẻ