Xây dựng nhà máy tại Hà Nam: các lợi thế, tầm nhìn phát triển, danh sách KCN – cập nhật 2023

Với vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư có hệ thống, kết nối đồng bộ, cùng với chủ trương phát triển kinh tế nhanh – bền vững, Hà Nam đã trở thành điểm đến thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà máy.

Những ưu điểm khi lựa chọn xây dựng nhà máy tại Hà Nam

Vị trí địa lý thuận lợi

Vị trí địa lý của Hà Nam có rất nhiều tiềm năng trong việc phát triển kinh tế và thuận lợi cho xây dựng nhà máy. Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía nam của thủ đô, cách Hà Nội 58 km. Hà Nam giáp các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn.

Địa hình đa dạng, giàu tài nguyên

Ngoài ra, Hà Namđịa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư xây dựng nhà máy vì có những ưu điểm riêng biệt về địa hình và nguồn tài nguyên phong phú: vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (nhất là xi măng); Vùng đồng bằng có diện tích đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản. 

Mạng lưới giao thông

Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.

Bản đồ giao thông tỉnh Hà Nam

Chính sách thu hút vốn FDI 

Hình thức xúc tiến đầu tư đa dạng, phong phú, có trọng tâm, trọng điểm và môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, chính là lý do nhiều nhà đầu tư lựa chọn xây dựng nhà máy tại Hà Nam, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Honda, Sumi, YKK…

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Ban lãnh đạo tỉnh đã thi hành các chính sách, biện pháp nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư FDI tại Hà Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực, có thể kể đến:

  • Thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN tuyển dụng lao động
  • Công tác quản lý về lao động được theo dõi sát sao
  • Ngay trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID năm 2021-2022, tỉnh đặc biệt quan tâm, phối hợp với Sở Y tế tổng hợp nhu cầu tiêm và tổ chức tiêm vacxin cho người lao động trong KCN

Chính sách phát triển hạ tầng khu công nghiệp

Với mục tiêu trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao và hiện đại, Hà Nam đã xây dựng Quy hoạch phát triển các KCN trong giai đoạn 2021-2025 (tầm nhìn đến năm 2030) với các chính sách phát triển hạ tầng các khu công nghiệp như sau:

– Tháng 2/2023, Hà Nam vừa bổ sung thêm 4 KCN vào quy hoạch tỉnh (KCN Đồng văn V, KCN Đồng văn VI, KCN Kim Bảng I, KCN Châu Giang I), tạo thêm quỹ đất sạch cho nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại Hà Nam.

– Quản lý quy hoạch, hoàn thiện hạ tầng các KCN. 

– Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp (đảm bảo việc cấp điện nước, vệ sinh môi trường, an ninh trong KCN)

– Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

– Nâng cấp hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông cạnh các KCN 

– Phát triển các dự án hạ tầng kỹ thuật theo hướng đảm bảo kết nối đồng bộ 

Chính sách khuyến khích đầu tư

Ban lãnh đạo của tỉnh cũng đưa ra những chính sách, cam kết nhằm tạo sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp khi lựa chọn xây dựng nhà máy tại Hà Nam

  • Giao đất sạch không thu tiền để các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân
  • Hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng sản xuất, thay đổi phương án sản xuất kinh doanh
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, nguồn lao động,..
  • Tiếp tục cập nhật, sửa đổi các quy định khuyến khích, ưu đãi đầu tư áp dụng tại tỉnh cho phù hợp với các quy định mới của Chính phủ nhằm hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư.

Các khu công nghiệp lớn thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà máy tại Hà Nam

Khu công nghiệp Đồng Văn I:

Các ngành nghề chính: công nghiệp cơ khí, chế tạo ô tô và phụ trợ; công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt, sản xuất các sản phẩm từ giấy; sản xuất hàng thủ công

Vị trí: Phường Đồng Văn, Duy Minh, Bạch Thượng, Yên Bắc Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Quy mô: 368,1 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 100%.

Khu công nghiệp Đồng Văn II:

Các ngành nghề chính: công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ôtô; đồ điện gia dụng; cơ khí…

Vị trí: Phường Duy Minh, Bạch Thượng thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Quy mô: 321 ha

Tỉ lệ lấp đầy: 98%

Khu công nghiệp Đồng Văn III

Các ngành nghề chính: công nghiệp chế biến thực phẩm; cơ khí lắp ráp, công nghiệp điện, điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng; các loại hình công nghiệp khác.

Vị trí: Phường Đồng Văn, Tiên Nội, Hoàng Đông thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Quy mô: 523 ha

Giai đoạn I đạt tỷ lệ lấp đầy là 96,83%, giai đoạn II đạt tỷ lệ lấp đầy là 68,76%.

Khu công nghiệp Đồng Văn IV (Khu công nghiệp Kim Bảng)

Khu công nghiệp Đồng Văn

Các ngành nghề chính: công nghiệp điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo; sản xuất hàng hóa tiêu dùng và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghệ cao.

Vị trí: các xã Đại Cương, Nhật Tân và Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Quy mô: 300 ha

Tỷ lệ lấp đầy: 94,77%

Khu công nghiệp Hoàng Đông

Các ngành nghề chính: sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng và xuất khẩu như may, thêu ren, giày da, dệt may, hóa mỹ phẩm, đồ gỗ gia dụng, nội thất; công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông lâm – thủy sản và công nghiệp lắp ráp điện tử, điện lạnh,.. 

Vị trí: Xã Hoàng Đông – huyện Duy Tiên – Hà Nam

Quy mô: 100 ha

Khu công nghiệp Itahan

Các ngành nghề chính: công nghiệp gia công, chế biến hàng tiêu dùng, chế biến dược liệu, may mặc, giày dép, bao bì, sản phẩm nhựa, vật liệu xây dựng và cơ khí…

Vị trí: thị trấn Đồng Văn, các xã Tiên Nội, Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Quy mô: 300 ha

Khu công nghiệp Hòa Mạc

Các ngành nghề chính: công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; công nghiệp may mặc, đóng giày, vật liệu xây dựng; công nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp điện tử, viễn thông,..  

Vị trí: Quốc lộ 38, Thị trấn Hoà Mạc, Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Việt Nam                                                                                           

Quy mô: 200ha

Tỷ lệ lấp đầy: 88,64%

Nhà máy DORCO Living Vina tại KCN Hòa Mạc, Hà Nam

Nhà máy DORCO Living Vina – thương hiệu dao cạo nổi tiếng của chủ đầu tư DORCO (Hàn Quốc) – do DELCO là Tổng thầu xây dựng nhà máy tại KCN Hòa Mạc, Hà Nam năm 2021.

Khu công nghiệp Thái Hà

Các ngành nghề chính: công nghiệp dệt may; cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử; sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ; chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

Vị trí: Thuộc các xã Bắc Lý, Trần Hưng Đạo, Chân Lý huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Quy mô: 200ha

Trong năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 179/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Thái Hà giai đoạn 2 với quy mô 100 ha, thời hạn hoạt động kể từ ngày 6/3/2023 đến ngày 15/11/2069.

Khu công nghiệp Châu Sơn

Các ngành nghề chính: công nghiệp điện, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng; cơ khí, chế tạo, lắp ráp; công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm; dệt may và sản xuất vật liệu xây dựng.

Vị trí: Thành phố Phủ Lý, huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Quy mô: 377ha

Tỷ lệ lấp đầy: 86,55%

Khu công nghiệp Thanh Liêm

Các ngành nghề chính: cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng; sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ; công nghiệp dệt may; chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp,..

Vị trí: Thành phố Phủ Lý và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Quy mô: 292,99 ha

Giai đoạn I có tỷ lệ lấp đầy 100%; giai đoạn II có tỷ lệ lấp đầy 70%.

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế, nhiều nhà đầu tư FDI lựa chọn xây dựng nhà máy tại Hà Nam.

Quy hoạch phát triển và thành lập các khu công nghiệp mới tại Hà Nam (giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)

Khu công nghiệp Đồng Văn V 

Vị trí: Phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại và xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 250 ha 

Khu công nghiệp Đồng Văn VI 

Vị trí: các xã Tiên Ngoại, Yên Nam và Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 250 ha

Khu công nghiệp Kim Bảng I 

Vị trí: các xã Lê Hồ, Đại Cương và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 230 ha

Khu công nghiệp Châu Giang I 

Vị trí: phường Châu Giang, xã Mộc Nam, xã Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Diện tích quy hoạch: 210 ha 

 

Bên cạnh 4 KCN được đưa vào triển khai quy hoạch, Hà Nam còn đề xuất thành lập mới 10 KCN giai đoạn 2021-2030 với tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư trong sản xuất và xây dựng nhà máy trên địa bàn như: 

Khu công nghiệp Châu Giang II 

Vị trí: các xã Mộc Nam và Mộc Bắc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 250 ha 

Khu công nghiệp Kim Bảng II 

Vị trí: các xã: Lê Hồ, Tượng Lĩnh và Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 270 ha 

Khu công nghiệp Kim Bảng III 

Vị trí: các xã Thi Sơn, Liên Sơn, Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 300 ha 

Khu công nghiệp Kim Bảng IV 

Vị trí: các xã Hoàng Tây và Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 300 ha  

Khu công nghiệp Thanh Bình I 

Vị trí: các xã Liêm Túc và Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 145 ha 

Khu công nghiệp Thanh Bình II

Vị trí: các xã Liêm Túc, Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm và xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 300 ha 

Khu công nghiệp Thái Hà II

Vị trí: các xã Trần Hưng Đạo, Bắc Lý, Nhân Nghĩa và một số vùng lân cận huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 245 ha 

Khu công nghiệp Thái Hà III 

Vị trí: các xã Đức Lý, Bắc Lý, Nhân Nghĩa, Nhân Khang, Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 245 ha 

Khu công nghiệp Đạo Lý 

Vị trí: các xã Đạo Lý, Nguyên Lý, Đức Lý, Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 200 ha 

Khu công nghiệp Bình Lục 

Vị trí: các xã Trung Lương, Bối Cầu và Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Diện tích quy hoạch: 300 ha 

Bản đồ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bản đồ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

.

KCN Hòa Mạc, nhà máy NITTOKU Việt Nam

Tổng thầu thiết kế – thi công xây dựng nhiều nhà máy lớn tại Hà Nam như nhà máy DORCO Living Vina số 2 – KCN Hòa Mạc, nhà máy NITTOKU Việt Nam – CCN Thi Sơn, nhà máy Advanced Material Việt Nam – KCN Hòa Mạc, … DELCO có kinh nghiệm thi công và am hiểu môi trường đầu tư, xây dựng tại đây, sẵn sàng tư vấn giúp chủ đầu tư tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian, thực hiện hiệu quả dự án.

Nguồn thông tin: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam, Báo Hà Nam, Báo Đảng bộ tỉnh Hà Nam, Báo Invest Vietnam, Báo VOV World – Đài tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

Xem thêm: Bản đồ tập trung các khu công nghiệp trọng yếu Việt Nam

Xem thêm: Cơ hội bứt phá của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Chia sẻ